Quốc hội đề nghị xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu
Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu đã bán cho VAMC, chưa xử lý chiếm 5,8%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tỷ lệ này sẽ là 10,08%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.
- 22-05-2017Một phần lớn nguồn lực đang bị ‘giam’ trong nợ xấu
- 22-05-2017Đã xử lý được hơn 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu
- 22-05-2017Rất khó phát hiện tình trạng cố tình sở hữu che giấu, sở hữu hộ cổ phần ngân hàng
Trước đề nghị của NHNN về đề xuất Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (UBKTQH) Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra. Theo đó, UBKTQH đề nghị Quốc hội cho phép thời gian áp dụng nghị quyết là 5 năm, đồng thời tán thành các nguyên tắc xử lý nợ xấu, bổ sung nguyên tắc không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, UBKTQH đề nghị Chính phủ, NHNN thực hiện một loạt các yêu cầu, trong đó yêu cầu Chính phủ cần tiếp tục làm rõ và xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân gây ra nợ xấu.
Đồng thời, để bảo đảm việc xử lý nợ xấu được công khai minh bạch, UBKTQH đề nghị cho phép Ngân hàng nước ngoài được tham gia mua bán nợ xấu.
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, đến nay, việc xử lý nợ xấu của các TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định. Tính đến cuối năm 2016, VAMC đã cùng với các TCTD xử lý 50.139 tỷ đồng nợ xấu trong tổng số 245.924 tỷ đồng nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc, do vậy NHNN cho rằng để triển khai thực hiện cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, cần phải có một Nghị quyết về xử lý nợ xấu do Quốc hội ban hành.
Dự thảo Nghị quyết có 3 nội dung chính đáng chú ý: Thứ nhất, tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định của pháp luật, kể cả bán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của khoản nợ. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho các pháp nhân, cá nhân bao gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ…; Thứ hai, Dự thảo Nghị quyết khẳng định và đảm bảo cho quyền thu giữ tài sản đảm bảo của các TCTD; Thứ ba, dự thảo cũng đề cập đến cơ chế hỗ trợ phân bổ lãi dự thu, chêch lệch khi bán khoản nợ xấu của TCTD.
Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, các quy định trong Dự thảo hoàn toàn phù hợp Hiến pháp 2013 và Bộ luật Dân sự 2015.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng xử lý nợ xấu còn gặp nhiều vướng mắc.
Cũng theo Thống đốc Lê Minh Hưng, các TCTD đã xây dựng phương án xử lý nợ xấu, tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng. Giai đoạn 2012-2016, toàn hệ thống đã xử lý được 611,59 nghìn tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần tăng trưởng tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế.
"Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, các TCTD yếu kém đã được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của nhà nước và nhân dân được đảm bảo an toàn; Hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, sử dụng các nguồn lực của xã hội; tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo từng bước được xử lý; năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các TCTD đã được cải thiện, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng đã dần được hoàn thiện và đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế,” Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.
Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng quá trình triển khai cơ cấu lại các TCTD còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là hiệu quả kinh doanh của các TCTD chưa cao do hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, áp lực từ nợ xấu lớn; Tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát dưới 3% nhưng nợ xấu có nguy cơ tăng trở lại.
"Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu đã bán cho VAMC, chưa xử lý chiếm 5,8%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Nếu tính cả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tỷ lệ này sẽ là 10,08%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế,” Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.
Infonet
- Gần 3.300 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội
- Sự cố in ấn và những chiếc ghế trống thành điểm nhấn họp báo Quốc hội
- Quốc hội lập đoàn giám sát quản vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
- Chủ tịch Quốc hội: "Đã cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan dự án sân bay Long Thành"
- Quốc hội giao 'chỉ tiêu' cho 4 bộ trưởng