Quy định giờ bán xăng dầu: Chỉ là tình thế
Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu không được mở cửa trễ hơn 6h sáng và không đóng cửa trước 18h hàng ngày. Dự thảo quy định này vừa được Sở Công thương TP.HCM đưa ra lấy ý kiến, nhằm ngăn chặn tình trạng các cửa hàng tùy tiện dừng bán, đóng cửa, gây khó cho người mua.
- 26-10-2022TPHCM đề xuất quy định giờ bán xăng dầu tối thiểu 12 tiếng/ngày
- 12-10-2022Vì sao giá bán buôn xăng dầu có lúc cao hơn giá bán lẻ?
- 07-10-2022TP. Hồ Chí Minh: Không có việc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thiếu hàng xin nghỉ bán
Vậy, quy định giờ bán xăng dầu liệu có giải quyết được vấn đề hay không? Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc Bảo – Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam về nội dung này.
PV: Ông nhận định ra sao về đề xuất quy định thời gian bán hàng đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu của Sở Công Thương TP.HCM?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Kinh doanh xăng dầu là kinh doanh có điều kiện nên việc quy định thời gian là hoàn toàn có thể triển khai trên cơ sở hiệp thương với các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Theo tôi, việc quy định thời gian hoạt động mới đảm bảo tính dịch vụ và thực tế thì việc kinh doanh xăng dầu cũng phải đăng ký về thời gian hoạt động để đảm bảo tính phục vụ.
(Ảnh minh họa: KT)
Tôi cho rằng việc đề xuất về một khoảng thời gian hữu ích để giàn ra trong kinh doanh xăng dầu cũng là điều hợp lý.
PV: Ông có cho rằng đây là giải pháp để hạn chế tối đa tình trạng các cửa hàng xăng dầu đóng cửa hàng loạt gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong thời gian vừa qua?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Nếu đưa ra quy định thời gian để ràng buộc các cơ sở kinh doanh xăng dầu làm việc thì tôi cho rằng chưa thỏa đáng. Những vấn đề nảy sinh ngày hôm nay không phải vấn đề mang tính dài hạn, mà do mình chưa có quy định nên người ta đóng cửa.
Vì vậy, chúng ta phải xử lý những vấn đề rất cốt lõi như vì sao khan hàng, không đủ hàng, tại sao thường xuyên lỗ…để rồi không tổ chức kinh doanh được.
Đó chính là việc cốt lõi vì mọi điều kiện để đảm bảo các dịch vụ nói chung, xăng dầu nói chung không chỉ đảm bảo tính dịch vụ mà còn là cung cấp an ninh, kinh doanh theo đúng pháp luật và đảm bảo tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng.
Đó theo tôi mới là cái cơ bản chứ giải pháp hành chính như yêu cầu mở cửa hàng giờ này, đóng cửa hàng giờ kia cũng chỉ mang tính chất đối phó.
PV: N hư vậy, TP.HCM, các địa phương và các cơ quan chủ quan cần giải quyết vấn đề gì có thể đảm bảo sự ổn định trong quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu, qua đó duy trì lợi ích của người tiêu dùng?
Ông Bùi Ngọc Bảo: Thời gian vừa qua, theo tôi, khâu lỏng lẻo nhất không chỉ ở TP.HCM mà tại nhiều địa phương, đơn vị khác trong việc tổ chức kinh doanh xăng dầu, chưa kể cơ chế chính sách chính là sự lỏng lẻo trong các hơp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau.
Điều này dẫn đến việc sự tin tưởng giữa người cấp hàng, người mua hàng không thực sự chặt chẽ, đến khi xảy ra tình trạng khó khăn, khan hiếm thì không có trách nhiệm gì với nhau.
Rõ ràng đó là vấn đề mà các bên liên quan cần phải giải quyết chứ không chỉ là việc quy định thời gian mở cửa hay đóng cửa.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
VOV