MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quỹ lấy cảm hứng từ rapper 50 Cent lãi 2,6 tỷ USD khi thị trường sập nhờ “chỉ số sợ hãi” và các công cụ phái sinh

Biệt danh này có được sau khi quỹ kiếm tiền nhờ hoạt động mua 1 loạt các sản phẩm phái sinh với giá trị mỗi hợp đồng chỉ là 50 Cent (tương đương 0,5 USD). Thậm chí, cửa phòng giám đốc quỹ còn được gắn chữ “Bearsville”- nhà phát hành Album nổi tiếng của 50 Cent với tên gọi “Power of the Dollar”-Sức mạnh của đồng USD.

Sự bùng nổ của Covid-19 đã làm rạn nứt thị trường tài chính toàn cầu vào tháng trước, khiến chỉ số S&P500 giảm hơn 30% so với đỉnh và đẩy chỉ số biến động VIX - còn được gọi là chỉ số sợ hãi của Wall Street – lên tới mức cao hơn cả thời kì khủng hoảng tài chính 2008-09.

Quỹ lấy cảm hứng từ rapper “50 Cent” lãi 2,6 tỷ USD khi thị trường sập nhờ “chỉ số sợ hãi” và các công cụ phái sinh - Ảnh 1.

Chỉ số VIX tăng đột biến khi thị trường sập trong tháng Ba

Quỹ Ruffer có trụ sở tại Westminster, hiện đang quản lý khối tài sản 23 tỷ USD cho biết họ đã kiếm được hơn 800 triệu USD từ việc mua 22 hợp đồng phái sinh theo dõi chỉ số VIX và sinh lời khi chỉ số này tăng, điều thường xảy ra khi thị trường chứng khoán rơi mạnh.

Khoản lãi 1,8 tỷ USD còn lại đến từ cổ phiếu, vàng và các sản phẩm phái sinh tín dụng và tách biệt với các khoản lỗ khác của quỹ này. Trong đó, 350 triệu USD đến từ việc quyền chọn bán đối với chỉ số S&P500 và Euro Stoxx với giá trị mua là 18 triệu USD.

Những quyền chọn này giúp Ruffer có quyền bán với giá cố định, ngay cả khi thị trường tiếp tục lao dốc. Ngoài ra, họ cũng mua vào vàng, tài sản thường tăng giá mỗi khi thị trường tìm nơi trú ẩn an toàn, thương vụ này cũng giúp quỹ bỏ túi 145 triệu USD.

Thêm 1,3 tỷ USD đến từ việc mua các công cụ phái sinh tín dụng giúp bảo vệ tài sản trước sự sụt giảm đáng kể của giá trái phiếu doanh nghiệp.

Giao dịch có nhiều điểm tương đồng với Bill Ackman, nhà đầu tư điều hành quỹ Pershing Square cũng sinh lời ở mức 2,6 tỷ USD nhờ các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng CDS. Tổng kết quý một, tài sản trong quỹ đầu tư hàng đầu của Ruffer là Total Return chỉ giảm nhẹ 0.8%.

Tờ Financial Times trước đó đã đưa tin rằng Ruffer là quỹ bí ẩn thu được nhiều lợi nhuận từ đợt biến động tâm lý của thị trường hồi tháng 2 năm 2018 bằng cách mua rất nhiều hợp đồng phái sinh với giá trị mỗi hợp đồng chỉ là 50 cent và được giới đầu tư đặt biệt hiệu là 50 cent, trùng tên với nam ca sĩ nhạc Rap nổi tiếng với album "Get Rich or Die Tryin".

Tiếp theo đó, Anthony, người đứng đầu bộ phận giao dịch chỉ số VIX của quỹ đã làm một bảng hiệu bằng gỗ khắc chữ "Bearsville" (nhà phát hành album nhạc "Power of the Dollar" của ca sĩ 50 Cent) treo trên cửa của giám đốc đầu tư Henry Maxey. Ông Maxey cho biết ông vẫn nghiêng về xu hướng giảm giá, và dự đoán một cơn sóng phá sản của các tập đoàn khi các khoản nợ lớn trở nên khó kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chung chịu khó khăn vì lệnh đóng cửa.

"Tôi nghĩ rằng nước Mỹ sẽ chịu một chu kì khủng hoảng quy mô rộng, cường độ là quá lớn để chống đỡ. Rõ ràng là không chính phủ nào có thể bảo vệ nền kinh tế bằng cách đóng băng hoàn toàn."

Ông Maxey cho biết chiến lược bảo vệ chống biến động của quỹ bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh theo dõi chỉ số VIX đã trở nên quá đắt đỏ, vì chỉ số này vẫn tăng cao.

Thay vào đó, ông chuyển sự chú ý sang kỳ vọng về lạm phát gia tăng và đồng USD yếu hơn, một phần xuất phát từ can thiệp của Cục dự trữ Liên Bang và những hỗ trợ tài chính từ chính phủ Mỹ. Ông Maxey đã bắt đầu mua các loại trái phiếu chống lại lạm phát, và ông cũng tin rằng mua đồng Yên Nhật là một lựa chọn tốt để chống lại các cú sốc tiếp theo.

"Tôi không nói rằng tôi không sử dụng chỉ số VIX nữa, nhưng có lẽ tôi sẽ không sử dụng đến kênh này trong thời gian tới. Đã đến lúc phải thay đổi chiến lược. Điều tối quan trọng là bảo vệ thành quả. Chúng tôi không có được thành quả tốt trong những năm gần đây một phần là bởi chúng tôi đã suy nghĩ về các đợt bán tháo như vừa qua."

Quỹ lấy cảm hứng từ rapper “50 Cent” lãi 2,6 tỷ USD khi thị trường sập nhờ “chỉ số sợ hãi” và các công cụ phái sinh - Ảnh 3.

Hạ Linh

Financial Times

Trở lên trên