MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy mô cao gấp đôi mảng thương mại điện tử với 5,9 tỷ USD, mạng xã hội đang nổi lên là xu hướng bán hàng mới cho doanh nghiệp?

26-11-2020 - 06:57 AM | Doanh nghiệp

Social Payment đang và sẽ là xu hướng bổ trợ cho Social Commerce - bán hàng qua mạng xã hội - trong tương lai, vừa gắn liền với hành vi người tiêu dùng; vừa là công cụ tối ưu cho các nhà bán hàng, doanh nghiệp 'chốt deal' tăng trưởng, phục vụ khách hàng tốt nhất

Năm 2020 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về người dùng Internet. Số lượng người dùng trên nền tảng số đã đạt 310 triệu người tại Đông Nam Á – con số mà chỉ vừa mới đây năm 2019 đã được dự đoán cho năm 2025. Trong đó mạng xã hội vẫn giữ vị trí đứng đầu trong hành vi sử dụng Internet.

Tăng trưởng người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã mang lại kênh bán hàng mới cho doanh nghiệp, hay còn gọi là Social Commerce. Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram… làm phương tiện bán hàng, Social Commerce hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa Social Media và E-commerce (thương mại điện tử).

Năm 2018, quy mô thị trường Social Commerce tại Việt Nam đã đạt đến con số 5,9 tỷ USD. Cũng theo báo cáo của Google &Temasek, toàn bộ thị trường E-commerce Việt Nam dù vẫn giữ đà tăng trưởng 30% mỗi năm nhưng mới chỉ đạt quy mô gần 3 tỷ USD. Có thể nói thị trường Social Commerce lớn hơn và hấp dẫn hơn rất nhiều so với E-commerce truyền thống. Đặc biệt, từ khi chính phủ tìm ra cách thu thuế từ việc bán hàng trên mạng xã hội, các doanh nghiệp dựa trên mạng xã hội để bán hàng có thêm cơ hội tăng thị phần khi việc thu thuế làm giảm số lượng những người bán hàng nhỏ lẻ.

Mặt khác, sự phát triển của thương mại trên mạng xã hội, thương mại đối thoại cho thấy mỗi tương tác, mỗi cuộc hội thoại đều có thể trở thành giao dịch giữa người mua và nhà bán hàng. Như vậy, để chuẩn bị cho xu hướng bán hàng trên mạng xã hội, hay các công nghệ bán hàng tự động hoá như chatbot, livestream… một trong những công cụ thiết yếu mà doanh nghiệp cần chính là trải nghiệm thanh toán.

Song, hiện các đơn hàng qua kênh này vẫn đang chủ yếu là tiền mặt; trong khi đó đối với thương mai điện tử, tỉ lệ thanh toán trực tuyến đã chiếm 40%. Nhu cầu về các công cụ thanh toán "native" trên nền tảng mạng xã hội, đem lại trải nghiệm tiện lợi cho người tiêu dùng & khả năng theo dõi, hoàn tất đơn hàng cho doanh nghiệp dẫn đến sự ra đời của Social Payment – công cụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội.

Chia sẻ về xu hướng này, Tổng Giám đốc PayME Lê Hoàng Gia, đơn vị tiên phong trong mảng Social Payment, cho biết: "Social Payment đang và sẽ là xu hướng bổ trợ cho Social Commerce trong tương lai, vừa gắn liền với hành vi người tiêu dùng; vừa là công cụ tối ưu cho các nhà bán hàng, doanh nghiệp 'chốt deal' tăng trưởng, phục vụ khách hàng tốt nhất".

Bảo An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên