MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quý ông tuổi 40 nên phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào?

28-11-2019 - 17:30 PM | Sống

Giữ ấm phần đầu - mặt - cổ khi ra ngoài, uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy, “tập thể dục” cho mạch máu não, bổ sung sản phẩm ngăn cục máu đông... giúp chặn đứng nguy cơ đột quỵ mùa lạnh.

Mùa đông, số ca đột quỵ gia tăng bất thường. Nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian dễ đột quỵ nhất vào 4-5h sáng. Thời điểm này, người có nguy cơ đột quỵ cao vừa thức dậy, chỉ cần một luồng gió lạnh đột ngột vào sáng sớm cũng có thể gây tai biến mạch máu não. Khi thời tiết trở lạnh, nguy cơ đột quỵ sẽ gia tăng đến 15%.

Vì sao quý ông tuổi 40 dễ đột quỵ vào mùa đông?

Sau tuổi 40, mạch máu đã lão hóa và giảm tính đàn hồi. Lòng mạch ngày càng thu hẹp do lối sống bận rộn ít tập luyện thể thao, thức ăn nhanh và rượu bia... gây tích tụ mỡ máu. Tuổi tác cũng làm số lượng enzyme tiêu hủy sợi huyết trong máu giảm đi, khiến cơ thể khó khăn hơn khi phân hủy cục máu đông giữ thông thoáng lòng mạch.

Nguy cơ đột quỵ tuổi 40 tăng cao hơn vào mùa đông. Trời lạnh, cơ thể thường tăng tiết nội tiết tố catecholamine giúp cơ thể thích ứng với thời tiết, song lại dẫn đến hiện tượng co mạch ngoại biên. Các bác sĩ cho rằng, sự co giãn mạch quá mức khi thời tiết thay đổi đột ngột có thể gây phình, đứt, vỡ mạch máu não dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, thời tiết cũng làm thay đổi thành phần, công thức máu. Trời lạnh làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt quánh của máu. Máu không chỉ bị giảm 1/5 lưu lượng đến não so với thông thường, mà còn dễ kết vón, tạo ra các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch. Kết quả là, đột quỵ tuổi 40 càng có nguy cơ xảy ra hơn.

Phòng đột quỵ mùa lạnh cho quý ông tuổi 40 thế nào?

Cách phòng ngừa đầu tiên là tầm soát các bệnh tim mạch như động mạch vành, xơ vữa mạch máu, cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường... Bởi thời tiết lạnh, các bệnh này thường chuyển biến xấu hơn, nhiều khả năng dẫn tới suy tim hoặc đột quỵ hơn. Sau 40 tuổi, ngày sinh nhật mỗi năm là thời điểm lý tưởng để đi khám sức khỏe định kỳ.

Sự thay đổi nhiệt độ lớn từ ấm sang lạnh cũng làm tăng huyết áp, do đó cần giữ ấm phần đầu - mặt - cổ khi ra ngoài (đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang). Bớt nhậu nhẹt, bỏ thuốc lá, hạn chế thức ăn nhanh, giảm đồ dầu mỡ... sẽ giúp giảm mỡ máu và xơ vữa mạch máu não. Tập thể dục thể thao sẽ giúp loại bỏ mỡ bám lòng mạch, các mạch máu bớt ghồ ghề và lưu thông tốt hơn, tránh được nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu não.

Quý ông tuổi 40 nên phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào? - Ảnh 1.

85% các cơn đột quỵ do cục máu đông. Để giảm yếu tố máu nhớt quánh do trời lạnh, nên uống một lý nước ấm ngay khi ngủ dậy, vừa làm loãng máu, vừa tăng thân nhiệt. Còn để tăng enzyme tiêu hủy sợi huyết trong máu ở tuổi 40, hãy học người Nhật ăn các món natto (đậu tương lên men) chứa enzym nattokinase hoặc sản phẩm bổ sung enzym nattokinase mỗi ngày.

Có hơn 100 nghiên cứu đăng trên Thư viện Quốc gia Mỹ đã chứng minh, enzym nattokinase có khả năng làm tan sợi tơ huyết mạnh gấp 4 lần enzym tự nhiên trong cơ thể, vừa ngăn cục máu đông xuất hiện, vừa tăng tuần hoàn máu lên não. Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) cũng khuyến cáo, ăn 50g đậu natto hoặc uống 2.000FU enzym nattokinase mỗi ngày sẽ ngăn chặn đáng kể nguy cơ đột quỵ ghé thăm.

Quý ông tuổi 40 nên phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào? - Ảnh 2.

TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.

Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 00587/2018/ATTP - XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên