Quỹ quản lý tài sản hàng đầu nước Mỹ rút lui khỏi Trung Quốc, từ bỏ 'mỏ vàng' 3.900 tỷ USD
Vanguard cũng dự định thoái vốn khỏi công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tự động với Ant Group của tỷ phú Jack Ma.
- 15-03-2023'Tham lam khi người khác sợ hãi': Loạt tỷ phú, quỹ đầu tư Mỹ đổ tiền 'bắt đáy' cổ phiếu ngân hàng sau khi SVB sụp đổ
- 15-03-2023Mặc nhà đầu tư “cháy tài khoản” hơn 10 tỷ USD, một quỹ ETF vẫn hiên ngang "ẵm" hơn 300 triệu USD phí quản lý
- 07-03-2023Quỹ phòng hộ kiếm tiền giỏi nhất Phố Wall: Lãi 16 tỷ USD nhờ khí đốt và dự báo thời tiết, 'vượt mặt' cả quỹ của Ray Dalio
Vanguard Group, quỹ quản lý tài sản hàng đầu nước Mỹ, mới đây đã quyết định hoàn toàn rút khỏi thị trường Trung Quốc. 2 năm trước Vanguard đã bắt đầu thu hẹp hoạt động tại đây. Như vậy quỹ đầu tư sừng sỏ của Mỹ đã chính thức rời bỏ thị trường vốn trị giá 27 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 3.900 tỷ USD) mà các quỹ đầu tư trên toàn thế giới luôn thèm muốn được đặt chân vào.
Theo nguồn tin của Bloomberg, quỹ có trụ sở tại Malvern, Pennsylvania đã thông báo cho chính phủ Trung Quốc về dự định đóng cửa chi nhánh ở Thượng Hải. Vanguard cũng dự định thoái vốn khỏi công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tự động với Ant Group của tỷ phú Jack Ma.
Động thái này đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của ông lớn hiện đang quản lý số tài sản 7.100 tỷ USD dù Vanguard từng coi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là 1 thị trường rất tiềm năng.
Trong khi đó các đối thủ của Vanguard như BlackRock và Fidelity International vẫn đang chạy đua để xây dựng những nền tảng đầu tiên ở thị trường Trung Quốc, nhằm tận dụng đà hồi phục của nền kinh tế và kế hoạch cải cách mạng lưới hưu trí thắp sáng nhiều hi vọng.
2 năm trước Vanguard cũng bất ngờ hủy bỏ kế hoạch xin cấp phép mở quỹ tương hỗ ở Trung Quốc. Năm 2021, liên doanh do Vanguard sở hữu 49% ghi nhận mức thua lỗ lớn hơn đáng kể so với dự báo được đưa ra sau khi thành lập năm 2019.
Sau Vanguard, Fidelity và Neuberger Berman Group gần đây đã cho ra mắt các quỹ hoạt động ở đại lục thông qua những công ty 100% thuộc sở hữu nước ngoài. Trong khi Manulife Financial, JPMorgan Chase và Morgan Stanley đã được cấp phép mua lại các đối tác nội địa để kiểm soát hoàn toàn các công ty liên doanh mà họ đang sở hữu một phần.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường