[Quy tắc đầu tư vàng] Phil Town – Trở thành nhà đầu tư triệu phú chỉ dựa vào một "chữ cái thần kì"
Dưới góc nhìn của ông, cơ hội đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, rủi ro càng lớn cũng đồng nghĩa là những thách thức đang dần tăng lên, chỉ khi kẻ chinh phục có quá ít kinh nghiệm và năng lực, thì rủi ro mới biến thành thảm họa…
- 17-02-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Kiên trì 4 năm lỗ không nản, "baby Buffett" Bill Ackman đạt tỷ suất lợi nhuận 25% chỉ trong 6 tuần đầu năm 2019
- 06-01-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Huyền thoại mới Jeffrey Talpins: 13 năm liền không lỗ, thậm chí lãi to khi thị trường chao đảo năm 2008 và 2018
- 01-01-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Kinh nghiệm quý giá nào cho nhà đầu tư sau năm 2018 biến động đầy sóng gió ?
Tháng 3/2016, Investopedia đã thực hiện một bài viết về chân dung của Phil Town- ông được mệnh danh là nhà đầu tư thành công và "tay ngang" trong thời kỳ trước khi áp dụng thành công nguyên tắc từ các vĩ nhân đầu tư nổi tiếng và xây dựng được một phong cách đầu tư cho riêng mình. Câu chuyện này được đặt tựa đề là "Chân dung một nhà đầu tư thành công với bộ tiêu chí 4 chữ M".
Phil Town sinh năm 1948 tại Portland, Oregon. Thời trẻ do gia đình khó khăn, con đường học tập của ông không được thuận lợi như các bạn bằng tuổi. Trong một lần tuyển nghĩa vụ quân sự, ông đã đăng kí đi phục vụ quân sự trong thời hạn 4 năm trong cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trong một lần phỏng vấn với báo chí, ông đã kể lại quãng thời gian khó khăn sau khi trở về từ cuộc chiến khốc liệt. Sau khi đi lính về, Phil Town đã chọn công việc chỉ là một hướng dẫn viên du lịch trên sông, sở hữu tấm bằng tốt nghiệp trung học loại trung bình và phải thi đến bốn lần mới đỗ vào Trường Đại học California, chuyên ngành triết học. Thậm chí khi đã tốt nghiệp đại học và ra trường tới 6 năm, ông vẫn chưa định hướng được công việc phù hợp với bản thân.
Việc biết tới thị trường chứng khoán tình cờ tới với Phil Town chỉ sau một lần ông liều cả mạng sống của bản thân để cứu một vị khách du lịch gặp nạn khi chèo thác cao. Cảm động trước sự quả cảm của ông, vị khách lạ mặt – cũng chính là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng thời bấy giờ đã tình nguyện hướng dẫn ông những bước đi chập chững đầu tiên trên con đường tới với công cuộc đầu tư.
Sau này, trong mọi cuộc phỏng vấn Phil Town vẫn luôn nhắc tới vị ân nhân này với câu nói khắc cốt ghi tâm: "Cậu có biết không Phil Town, tôi có thể cho cậu một con cá. Nhưng tôi đã không chọn lựa vậy, tôi sẽ dạy cậu những kiến thức xứng đáng hơn ngàn lần khoản tiền thưởng tôi có thể tặng cậu!"
Thật may mắn cho Phil Town, nhà đầu tư này đã dạy ông cách suy nghĩ như những huyền thoại trong đầu tư như ngài Graham và Buffett. Và với chỉ một quy tắc đầu tư duy nhất, "Quy tắc số 1: đừng để mất tiền" – quy tắc đầu tư của tỉ phú Warren Buffett, trong vòng năm năm (1980-1985),
Dưới góc nhìn của ông, cơ hội đầu tư luôn đi kèm với rủi ro, rủi ro càng lớn cũng đồng nghĩa là những thách thức đang dần tăng lên, chỉ khi kẻ chinh phục có quá ít kinh nghiệm và năng lực, thì rủi ro mới biến thành thảm họa.
Phil Town cũng như Warrant Buffet đều nhấn mạnh đến sức mạnh của lãi kép – số tiền lãi thu từ việc đầu tư ban đầu tiếp tục được đem đi đầu tư để sinh lãi. Theo nguyên bản gốc của sách Rule 1#, nguyên tắc của Phil Town là lấy 15% là lợi suất trung bình ông đạt được.
Cùng quan điểm với Buffet, Phil Town đã kết hợp với sức mạnh của lãi suất kép và nghĩ ra nguyên tắc 4M để lựa chọn những cổ phiếu đại diện cho doanh nghiệp đáng để đầu tư. Bộ tiêu chí bao gồm bốn chữ M mà ông vẫn nhấn mạnh tới các nhà đầu tư chính là: Meaning (Ý nghĩa), Moat (Lợi thế cạnh tranh), Management (Nhà quản lý) và Margin-of-Safety (Biên an toàn).
Bộ tiêu chí 4M để lựa chọn cổ phiếu tuyệt vời:
Để mua một cổ phiếu, theo nguyên tắc của ông, nhà đầu tư cần trả lời 4 câu hỏi sau theo thứ tự:
1. Meaning (Ý nghĩa): Liệu hoạt động kinh doanh của công ty đó có ý nghĩa với bạn? Ngành nghề của doanh nghiệp đó có ý nghĩa đối với bạn?
2. Moat (Lợi thế cạnh tranh): Liệu công ty đó có lợi thế cạnh tranh tốt?
3. Management (Nhà quản lý): Liệu công ty đó có ban điều hành tài giỏi và trung thực?
4. Margin of safety (Biên an toàn): Liệu giá cổ phiếu bạn mua vào có tạo biên an toàn tốt so với giá trị thực của doanh nghiệp?
Cụ thể hơn các yếu tố nằm trong 4 chữ M này được ông lí giải như sau:
Meaning: Hai câu hỏi đầu tiên mà mỗi nhà đầu tư cần phải đặt ra cho chính bản thân mỗi khi mua một cổ phiếu là:
1.Chúng ta có thực sự hiểu được doanh nghiệp đó như nó là một phần cuộc sống của bản thân ?
2.Hai là chúng ta có sẵn sàng nắm giữ doanh nghiệp như là chủ nhân của nó hay không ?
Bên cạnh đó, ông cũng khuyên các NĐT cá nhân nên đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bản thân có thể hiểu hoặc học hỏi được. Như vậy mục tiêu trước mắt có thể ưu tiện về những công ty thuộc mảng mà mình đang làm việc trong mảng đó. Kiến thức chuyên môn về một ngành nghề chúng ta đang làm là một nhân tố quan trọng giúp bạn thành công khi đánh giá một doanh nghiệp của lĩnh vực đó. NĐT cũng có thể chọn những công ty mà sản phẩm của doanh nghiệp đó được mình sử dụng thường xuyên, hiểu rõ và ưa thích. Hoặc chọn mảng mà NĐT tràn đầy hứng thú tìm hiểu thực sự.
Moat: Liệu doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh tốt – tức là khả năng để doanh nghiệp bảo vệ bản thân trước sự cạnh tranh của thị trường. Nếu bạn biết được điều này thì luôn phải theo dõi và đặt câu hỏi khi nào doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh này.
Management: Ban điều hành của công ty có năng lực thế nào? Liệu họ có sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà làm hại đến các cổ đông. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận tăng trưởng, không vay nợ nhiều vẫn có thể là một công ty kém nếu ban lãnh đạo tư lợi cá nhân hoặc làm giả các số liệu trên báo cáo tài chính. Và bản thân việc đánh giá con người không hề dễ dàng, đặc biệt với độ minh bạch của những thị trường cận biên và mới nổi còn hạn chế
Margin of safety: Biên độ an toàn (Margin of Safety) là nguyên tắc tối thượng trong đầu tư giá trị, giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự bền vững trong bất cứ quyết định nào của nhà đầu tư. Biên an toàn được định nghĩa dễ hiểu nhất chính là sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu bạn mua được với giá trị thực của doanh nghiệp.
Khi NĐT càng mua được giá thấp hơn so với giá trị thực của doanh nghiệp thì biên an toàn càng lớn. Nói cách khác là NĐT sẽ có khả năng mua cổ phiếu đó với giá đủ rẻ để không chịu một khoản lỗ nào, ngay cả sai khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu này. Chiến lược của Phil Town là chờ đợi đến khi giá cả của doanh nghiệp tuyệt vời đó thấp hơn từ 25%-50% so với giá trị thực, ông sẽ bắt đầu mua tích trữ một cách tự tin. Giá càng điều chỉnh, ông lại càng hăng hái mua thêm.
Tất nhiên, việc thực hành các triết lý đầu tư là không hề đơn giản. Ngoài hiểu biết toàn diện về đánh giá doanh nghiệp, Phil Town chia sẻ nhà đầu tư cần có bản lĩnh vững vàng để giữ tâm trí mình độc lập trước hành động của đám đông. Đồng thời cũng cần tỉnh táo khi xem xét diễn biến của thị trường để vừa nắm bắt được tâm lý đại đa số đám đông, vừa kiểm soát được lý trí và kỉ luật của bản thân để sẵn sàng trước một phi vụ đang tới.