Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý nghĩa gì đối với giá dầu?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn một thời điểm khó khăn áp biện pháp khắc nghiệt xuống Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ 5 trên thế giới.
- 10-05-2018Thị trường hàng hóa ngày 10/5: Giá dầu, cao su và đồng bật tăng mạnh
- 07-05-2018Giá dầu lần đầu vượt ngưỡng 70 USD/thùng kể từ năm 2014
- 05-05-2018Giá dầu tăng mạnh, lập đỉnh 3 năm rưỡi
Nguồn cung dầu toàn cầu đã được thắt chặt trước khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt "mạnh mẽ" vào OPEC.
Những người trong ngành công nghiệp năng lượng tập cho rằng lập trường cứng rắn của Tổng thống Mỹ về Iran có thể duy trì giá dầu và xăng cao hơn.
Iran đã tăng sản lượng dầu lên 1 triệu thùng/ngày sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bảo vào đầu năm 2016. Ít nhất một phần lượng dầu sẽ bị rút ra khỏi thị trường vào thời điểm giá dầu đang tăng do OPEC và Nga cắt giảm sản lượng cũng như bất ổn ở Venezuela.
Ông Dan Eberhart, Giám đốc điều hành của công ty dịch vụ mỏ dầu Canary LLC, đã rút ra một kết luận trực tiếp rằng "Rút khỏi hợp đồng hạt nhân Iran sẽ hỗ trợ giá dầu cao hơn".
Tổng thống Trump đã đưa ra tín hiệu về động thái này và giá dầu tăng vọt trong những tuần gần đây khi các nhà giao dịch dự đoán. Giá dầu thô đạt mức cao 70 USD/thùng trong tuần này lần đầu tiên trong gần 4 năm. Vài ngày trước khi có thông báo từ Tổng thống Trump, các nhà dự báo của chính phủ liên bang đã nâng dự báo giá dầu năm 2018 thêm 10,5% lên mức trung bình 65,58 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm hơn 1% hôm thứ ba (8/5), mặc dù các nhà giao dịch đã cắt lỗ sau khi Tổng thống Trump xác nhận rằng ông sẽ rút khỏi thỏa thuận Iran.
Theo AAA, giá xăng cũng tăng theo giá dầu, đã tăng vọt lên mức trung bình là 2,81 USD/gallon. Một gallon xăng có giá 2,34 USD một năm trước. Theo Oil Price Information Service, các hộ gia đình sẽ chi tiêu thêm khoảng 200 USD cho việc lái xe vào mùa hè năm nay.
Không ai biết chính xác giá sẽ tăng cao như thế nào. Điều đó sẽ được xác định bởi một loạt các yếu tố bao gồm sản lượng dầu thô Iran bị hạn chế bởi các biện pháp trừng phạt và liệu các nhà sản xuất lớn khác chẳng hạn như Mỹ có lấp đầy khoảng trống để lấp đầy khoảng trống hay không.
Saudi Arabia sẽ "giảm thiểu" tình trạng thiếu nguồn cung
OPEC điểm tựa chính của Saudi Arabia cho biết họ đã sẵn sàng hành động. Trong một tuyên bố cuối ngày thứ ba, Bộ Năng lượng Saudi cho biết "cam kết hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ".
Saudi Press Agency trích dẫn một tuyên bố từ Bộ cho biết, "các quốc gia sẽ làm việc với các nhà sản xuất lớn trong và ngoài OPEC, cũng như người tiêu dùng lớn để giảm thiểu tác động của bất kỳ thiếu hụt nguồn cung tiềm năng".
Nhưng có một câu hỏi quan trọng khác rằng liệu sự căng thẳng ở Trung Đông có còn tăng cao hơn nữa khi Mỹ rời bỏ thỏa thuận Iran? Nỗi lo sợ địa chính trị cao ở Trung Đông thường làm tăng giá.
Theo khảo sát mới nhất của S & P Global Platts OPEC, Iran đã sản xuất khoảng 3,8 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 4. Tăng từ mức 2,9 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2016, khi thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực.
Bộ Tài chính cho biết trong hôm thứ ba rằng lệnh trừng phạt nhắm vào ngành thương mại dầu mỏ và năng lượng của Iran sẽ bị chậm trễ 6 tháng.
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng ít nhất một số quốc gia sẽ bỏ qua các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và tiếp tục mua dầu thô của Iran. Trung Quốc, khách hàng lớn nhất của Iran có thể đặc biệt miễn cưỡng cắt giảm Iran vì căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo các nhà phân tích được khảo sát bởi Platts, các biện pháp trừng phạt lên Iran sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới dưới 200.000 thùng dầu mỗi ngày của Iran. Con số đó tăng lên mức dưới 500.000 thùng/ngày sau 6 tháng.
Đây là một lượng dầu khá lớn, đặc biệt xem xét nhu cầu mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất lớn khác có thể lấp đầy chỗ trống của Iran.
Ví dụ, Saudi Arabia có khả năng tăng sản lượng. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng Saudi Arabia muốn giữ giá tăng trước khi IPO của công ty dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco.
Các nhà sản xuất tại Mỹ đang tăng mạnh nhờ vào cuộc cách mạng đá phiến. Trong thực tế, Cơ quan Thông tin Năng lượng IEA đã nâng dự báo sản lượng nội địa năm 2019 thêm gần 4% lên mức kỷ lục 11,9 triệu thùng/ngày.
Eberhart cho biết: "Có khả năng sản lượng đá phiến của Mỹ tăng mạnh có thể dễ dàng lấp đầy khoảng trống của Iran".
CNNMoney