Quyết định mấy giờ tan ca không phải ở sếp mà là chính bạn: Người làm việc không có kế hoạch và tinh thần, cả đời không thể thành công!
Muốn tan làm đúng giờ, trước tiên bạn hãy tự hỏi xem mình có đủ tư cách hay không. Quyết định bạn có thể tan làm đúng giờ hay không, hoàn toàn không phải do lãnh đạo yêu cầu hay quy chế của công ty mà là hiệu suất công việc của bạn.
- 08-07-2019Bill Gates gọi Steve Jobs là "gã khốn" có tài "yểm bùa" nhân viên làm việc nhiều giờ liền và mê hoặc khách hàng trên toàn thế giới
- 05-07-2019Công ty "nhà người ta" chưa bao giờ làm tôi thất vọng: Cấm nhân viên đi làm vào thứ tư, 10 giờ sáng mới làm việc, sau 1 năm lợi nhuận tăng gấp 3
- 04-07-2019Làm việc 4h/ngày như Tim Ferriss hay lao lực 14h/ngày như Elon Musk mới có thể thành công? Đáp án này của chuyên gia chính là thứ bạn cần lắng nghe!
"Mấy giờ tan làm"
Đã trở thành một trạng thái của tâm lý.
Khi những người hiện đại, khi rời khỏi văn phòng, chỉ có thể gọi là tan làm "vật lý", bởi điện thoại di động, Zalo và email của bạn vẫn không ngừng nhận tin nhắn.
Giống một người bạn của tôi, làm chuyên viên giám sát nghiệp vụ ở một công ty quảng cáo lớn. Đi ăn cùng tôi cũng không quên mang theo laptop để trên bàn, cứ ăn được 2 miếng là lại phải trả lời tin nhắn trong nhóm công việc.
Gì mà hạng mục nào đó cần gấp, KOL gửi công văn không phù hợp, H5 lại xuất hiện Bug, minh tinh nào lại thay đổi lịch…
Nghe những lời anh ấy nói trên điện thoại, tôi có thể đoán được lại có vấn đề gì đó xảy ra.
Sử dụng thời gian để bù đắp khoảng trống là cách đáng tin cậy nhất mà người bình thường có thể dùng để chống chọi lại với công việc.
Cái gì mà chọn đúng ngành nghề, theo đúng ông chủ, nắm trúng cơ hội, đây đều chỉ là những thứ bên ngoài. Nếu bạn không có đủ thời gian và kinh nghiệm tích lũy, muốn nắm bắt cơ hội may mắn để đổi đời gần như là chuyện không thể.
Vì vậy, tôi nói tan làm đúng giờ chỉ là một trạng thái tâm lý, nó phụ thuộc nhiều vào động lực tự thúc đẩy và trách nhiệm hơn là thời gian.
Cái gọi là "đúng giờ" ở đây không phải là đúng về mặt thời gian mà là cách bạn khẳng định và hài lòng với sự tiến bộ và trưởng thành của mình. Nói cách khác, quyết định bạn mấy giờ tan làm không phải là tiêu chuẩn, quy định cứng của công ty mà là tiêu chuẩn cuộc đời của chính bạn.
Khi bạn đặt tiêu chuẩn của mình lên trên tiêu chuẩn của công ty, ánh mắt của bạn sẽ không còn dán vào "công ty quy định tôi mấy giờ tan làm" nữa mà thay vào đó sẽ tập trung vào "tôi quyết định tôi nên tan làm vào lúc nào."
Vậy thì, có phải người tan làm muộn luôn gioir hơn so với những người tan làm sớm?
Tất nhiên là không!
Muốn tan làm đúng giờ, trước tiên bạn hãy tự hỏi xem mình có đủ tư cách hay không. Quyết định bạn có thể tan làm đúng giờ hay không, hoàn toàn không phải do lãnh đạo yêu cầu hay quy chế của công ty mà là hiệu suất công việc của bạn.
Người có hiệu suất công việc cao, trước khi tan làm có thể hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm đó, thậm chí còn hoàn thành vượt mức mong đợi, hoàn toàn có tư cách nói với công ty rằng tôi muốn tan làm đúng giờ.
Mặt khác, những người làm việc không hiệu quả dành phần lớn thời gian của mình để làm vô vàn việc linh tinh. Một lúc lướt mạng, một lúc ra chơi game, một lúc lại đi lấy chuyển phát nhanh. Thoắt cái đã đến giờ tan làm trong khi chưa làm được gì nhiều, rồi lại bảo hôm nay tôi sẽ tăng ca.
Vậy làm sao để nâng cao hiệu suất của bản thân? Gợi ý cho bạn hai cách sau:
1. Thiết lập cho mình một "Pattern" riêng
"Pattern" trong tiếng anh nghĩa là mô hình, khuôn mẫu. Hãy hỏi mình "Pattern" của bạn là gì, nghĩa là tự hỏi bạn tuân theo logic nào khi phân tích vấn đề và vận dụng phương pháp nào để giải quyết vấn đề.
Chúng ta có thể xem Pattern của mình là một bản đề cương hành động.
Khi Pattern xảy ra sai xót, tất cả những gì được thực hiện phái sau sẽ chỉ là vô ích, hiệu xuất công việc tự nhiên sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi Pattern chính xác, sau khi sử dụng nhiều lần, hiệu suất làm việc của bạn sẽ ngày càng cao hơn, bởi lẽ quen tay hay việc.
Lấy 1 ví dụ.
99% các phương án tiếp thị thương hiệu đều tuân theo theo Pattern sau:
Suy nghĩ vấn đề, thu thập thông tin, tóm tắt và phân tích, ít nhất bạn có thể làm được một kế hoạch tiếp thị 80 điểm. Và khi bạn đã quen thuộc với nó, ngay cả khi PPT có dài 9,10 trang, cũng sẽ chỉ mất của bạn 2,3 ngày.
Nếu bạn thường xuyên tăng ca tại công ty để viết phương án, bạn sẽ hiểu ý tôi là gì.
Vậy cái Pattern này đến từ đâu?
Nó được tôi luyện từ vô số lần viết phương án mà ra, biến kinh nghiệm thành quy luật, sau đó rút ra khái niệm, hình thành một cấu trúc tư duy và cuối cùng biến chúng thành "Pattern" của tôi.
Khi bạn có tư duy này, đồng thời có ý thức tổng hợp các phương pháp này từ công việc hàng ngày của mình, bạn sẽ bắt đầu hình thành Pattern của riêng bạn.
Bất kể ngành nghề hay loại công việc, làm chủ kĩ thuật cốt lõi này, hiệu quả công việc của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
2. Học cách quản lý tinh thần làm việc
Cái gọi là quản lý tinh thần làm việc là phân bổ năng lượng hợp lý để tối đa hóa giá trị đầu ra.
Điều này trước hết đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về bản thân.
Thời kỳ cao điểm của năng lượng của mỗi người trong mỗi ngày là khác nhau. Một số người có tập trung tinh thần nhất là vào buổi sáng, một số người lại chỉ có được cảm hứng vào ban đêm. Biết trạng thái tốt nhất của tinh thần giúp bạn tìm ra được thời gian năng lượng tốt nhất cho các công việc khác nhau.
Tập trung tinh thần vào đúng người đúng việc, hiệu quả của công việc vô hình sẽ được tăng lên.
Bạn muốn có được những gì người bình thường không thể có được, bạn cũng sẽ phải chịu đựng được cái giá tương ứng.
Hãy tự hỏi mình: "Tại sao tôi chưa tìm thấy một công việc mà tôi sẵn sàng chiến đấu cho nó?"
Câu hỏi này rất đáng để suy nghĩ.
Nếu bạn không thể tìm thấy cảm giác thành tựu trong công việc, vậy thì đây chỉ là một công việc với mức lương cố định hàng tháng không hơn không kém. Nếu bạn không thể yêu nó, bạn sẽ không sẵn sàng bỏ ra nỗ lực cho nó, và tất nhiên, bạn cũng sẽ không thể nhận được một mức lợi nhuận phi thường.
Nếu bạn hỏi tất cả những người thành đạt rằng vì sao họ lại phải vất cả, phải liều mình như vậy, sẽ không ai trả lời là "Tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn."
Thay vào đó, họ sẽ nói rằng: "Tôi muốn làm được điều này."
Nếu bạn hiểu điều này sớm hơn, bạn sẽ sống rõ ràng và quyết tâm hơn.
Trí thức trẻ