Rào cản nào khiến nhà đầu tư chưa xuống tiền mua bất động sản?
Theo chuyên gia nhận định, lãi vay cao, giá bán cao, chưa thấy tiềm năng tăng giá là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng chưa ra quyết định mua bất động sản.
- 07-01-2023Giá bất động sản 2023 có tiếp tục tăng?
- 07-01-2023Ngỡ ngàng với mức tăng giá căn hộ, biệt thự, shophouse ở khu vực này giữa lúc thị trường "ngủ đông"
- 07-01-2023Ở kịch bản kỳ vọng, thị trường bất động sản 2023 diễn biến ra sao?
Trong bảng khảo sát Xu hướng của khách hàng được Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính – BĐS Dat Xanh Services (FERI) thực hiện vào cuối Quý 4/2022 với cỡ mẫu trên 1.100 khách hàng độ tuổi từ 25 – 55 cho thấy, căn hộ trung cấp vẫn là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất (chiếm 51,8% lựa chọn), căn hộ cao cấp (26,8% lựa chọn).
Diện tích căn hộ được lựa chọn nhiều phổ biến từ 50 – 80m2 (49%), 80 – 100m2 (28%). Với tỷ lệ phân bổ đều nhưng bất động sản sơ cấp vẫn chiếm ưu thế (56%) hơn bất động sản thứ cấp (44%). Khu vực trung tâm (34%) và vùng đệm trung tâm (30%) vẫn là lựa chọn ưu tiên.
Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc khách hàng chưa ra quyết định mua bất động sản, lãi vay cao vẫn là nguyên nhân lớn nhất (50%), sau đó là giá bán cao (17%), chưa thấy tiềm năng tăng giá (15%). Top các lý do ưu tiên khi khách hàng chọn mua BĐS bao gồm giá trị sản phẩm (22%), vị trí, tiềm năng phát triển hạ tầng (20%), uy tín CĐT (18%), pháp lý dự án (15%).
Ông Lưu Quang Tiến, Phó Viện trưởng FERI bày tỏ: “Bối cảnh nào cũng thế, trong nguy luôn có cơ, trong thách thức luôn có cơ hội. Thị trường năm 2023 cũng vậy. Các khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, đang sở hữu các bất động sản đúng xu hướng, am hiểu thị trường là những người có đủ cơ hội tham gia trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khuyến nghị cân nhắc khi sử dụng đòn bẩy, tránh bị hiệu ứng đám đông. Hạn chế tham gia các hoạt động đầu cơ. Cân nhắc chọn loại hình sản phẩm phù hợp nhu cầu, khả năng. Liên tục cập nhật, nâng cao hiểu biết về thị trường”.
Các chuyên gia cũng cho biết, năm 2023, thị trường BĐS có thể đối mặt với nhiều thách thức. Cụ thể:
Kinh tế thế giới bước vào chu kỳ suy thoái nhưng mức độ nghiêm trọng phụ thuộc nhiều vào diễn biến thực tế với nhiều kịch bản khác nhau.
Lãi suất, nợ công, khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu, chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn là các rủi ro lớn nhất.
Tình hình chính trị vẫn bất ổn với những nguy cơ về các cuộc chiến tranh.
Giới đầu tư thận trọng trước các động thái từ Trung Quốc. Theo đó, xu hướng dịch chuyển dòng vốn đến các thị trường mới nổi. Cùng với đó, nguy cơ về các dịch bệnh và thiên tai, tình hình biến đổi khí hậu...
Nhịp sống thị trường