MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Rất ghét đồ ngọt nhưng lại tiểu đường, cô gái sốc nặng khi biết món mặn vàng ruộm, thơm phức này là thủ phạm

21-08-2024 - 11:22 AM | Sống

Rất nhiều người sai lầm khi cho rằng chỉ ăn nhiều đường, thích đồ ngọt thì mới bị bệnh tiểu đường “tấn công”.

Tiểu Phương (tên nhân vật đã thay đổi) sống tại Đài Loan (Trung Quốc) luôn cho rằng chỉ ăn uống nhiều đồ ngọt mới bị tiểu đường. Vì vậy, khi phát hiện mình mắc căn bệnh này khi chưa đầy 30 tuổi, cô rất sốc và cho rằng bác sĩ đã chẩn đoán sai.

Rất ghét đồ ngọt nhưng lại tiểu đường, cô gái sốc nặng khi biết món mặn vàng ruộm, thơm phức này là thủ phạm- Ảnh 1.

Cô gái sốc nặng khi phát hiện mắc tiểu đường, dẫn tới biến chứng nghiêm trọng dù ghét ăn đồ ngọt (Ảnh minh họa)

“Tôi thật sự ghét đồ ngọt và có vẻ vị giác của tôi cũng nhạy cảm với vị ngọt. Trong khi tôi cảm thấy ngọt tới mức khó ăn thì những người khác thấy bình thường, thậm chí là hơi nhạt. Thật khó hiểu khi người như tôi lại mắc tiểu đường, chắc chắn là có sự nhầm lẫn” - đó là điều mà Tiểu Phương nói với bác sĩ biết kết quả chẩn đoán của mình.

Còn theo lời kể từ bác sĩ Tan Dunci (Đài Loan, Trung Quốc), mục đích ban đầu của Tiểu Phương khi tới bệnh viện là để khám xương khớp. Thỉnh thoảng cô có cảm giác châm chích, tê bì ở tay chân trong nhiều tháng nhưng không quá để tâm. Buổi sáng ngày hôm đó, cô tỉnh dậy và cảm thấy rất mệt mỏi, muốn ra khỏi giường thì đột nhiên phát hiện mình không thể cử động tay chân.

Ông giải thích: “Tê bì tay chân, đau nhức hay thậm chí là mất cảm giác, khó cử động ở tay chân là biến chứng thần kinh ngoại biên thường gặp ở người tiểu đường. Có 2 lý do chính dẫn tới tình trạng này.

Đầu tiên, khi chỉ số đường huyết tăng cao khiến các vi mạch bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm nhất ở đầu ngón chân sau đó mới tới cánh tay và bàn tay. Do bệnh tác động tới các dây thần dài nhất trong cơ thể. Cảm giác này rõ ràng hơn khi nằm nghỉ ngơi và thấy đỡ hơn khi vận động.

Thứ hai, trong hệ thống dây thần kinh thì bao myelin sẽ có vai trò bảo vệ các sợi trục. Ở người bệnh tiểu đường, các bao myelin sẽ bị tổn thương, dần dần giảm chức năng bảo vệ sợi trục, khiến người bệnh bị đau buốt, tê nhức. Các biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đườn  rất khó điều trị, có thể gây tàn tật suốt đời”.

Với trường hợp của Tiểu Phương, hóa ra cô đã có nhiều triệu chứng tiểu đường khác từ lâu nhưng lại xem nhẹ. Đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn nặng, biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Tan cũng nhấn mạnh, ăn uống nhiều đồ ngọt không phải là nguyên nhân duy nhất gây bệnh tiểu đường.

Sau khi điều tra lối sống, phát hiện Tiểu Phương không thích đồ ngọt nhưng lại cực mê khoai tây chiên. Cô nói rằng màu sắc vàng rụm, mùi thơm nức mũi và hương vị béo ngậy của khoai tây chiên khiến cô không thể không ăn nó mỗi ngày.

Rất ghét đồ ngọt nhưng lại tiểu đường, cô gái sốc nặng khi biết món mặn vàng ruộm, thơm phức này là thủ phạm- Ảnh 2.

Khoai tây chiên có chỉ số đường huyết thấp nhưng lại rất giàu calo, chất béo (Ảnh minh họa)

“Bản thân khoai tây không ngọt, chỉ số đường huyết (GI) không cao nhưng lại có hàm lượng calo và chất béo, tinh bột cao. Vì vậy khi ăn quá nhiều, đặc biệt là các cách chế biến nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân/béo phì và mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng như tim mạch, gồm cả tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều đồ chiên rán (dù từ thực phẩm gì) đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi ngoài tăng cân, lượng insulin có thể bị mất kiểm soát do các tác động của những hợp chất gây hại từ dầu chiên rán” - ông nói.

Ngoài ra, ông cũng cảnh báo một số thói quen xấu gây bệnh tiểu đường không hề liên quan tới đồ ngọt khác. Ví dụ như: ngủ quá ít hoặc quá nhiều, bỏ bữa sáng thời gian dài, lười vận động, ngồi lâu một chỗ nhiều giờ mỗi ngày, hay căng thẳng…

Nguồn và ảnh: ETtoday, Sohu

Theo Ngọc Ái

Phụ nữ mới

Từ Khóa:
Trở lên trên