Rau mùi kết hợp với 2 loại thực phẩm này chính là "công tắc kích hoạt ung thư", đừng ăn nếu không muốn tử thần tìm đến
Rau mùi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng nếu ăn không đúng cách, bạn có thể rước bệnh vào người.
- 13-03-2023Thứ quen thuộc nhà nào cũng có đang âm thầm làm hại bạn: Chuyên gia khuyên các bà bầu né càng xa càng tốt
- 13-03-20233 biểu hiện này sau khi uống nước cho thấy cơ thể không khoẻ
- 12-03-2023Ngày ăn 3 quả táo đỏ ‘trẻ mãi không già’, nhưng khi ăn phải nhớ kỹ điều này
Rau mùi có mùi thơm rất đặc trưng, là loại rau gia vị quen thuộc với các món ăn Việt. Ngoài tác dụng làm tăng thêm sự hấp dẫn và ngon miệng cho món ăn, rau mùi còn bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Trong 100g lá rau mùi có chứa 86,3% nước; 3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng chất vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường.
Các khoáng chất gồm calcium, phosphor, sắt; các vitamin như carotene, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C…rất tốt cho cơ thể. Với lượng dinh dưỡng cao, thường xuyên ăn rau mùi cũng có thể đem lại một số lợi ích vàng cho sức khỏe như sau:
1. Bảo vệ tim mạch
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau mùi có thể giúp giảm cholesterol xấu và làm gia tăng lượng cholesterol lành mạnh, rất tốt cho việc lưu thông máu, cải thiện sức khỏe tim mạch. Rau mùi có thể giúp thanh lọc máu và loại bỏ homocysteine, một loại axit amin gây thiệt hại cho các mạch máu và hệ thống tim mạch. Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
2. Giảm lượng đường trong máu
Bổ sung rau mùi vào chế độ ăn hàng ngày cũng là một cách hiệu quả giúp cải thiện bệnh tiểu đường và giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau mùi có thể kích thích cơ thể tiết insulin làm giảm lượng đường trong máu và có thể cải thiện sự trao đổi chất carbohydrate giúp hạ đường huyết.
3. Tăng cường miễn dịch
Rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6 do vậy có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm. Trong rau mùi có chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào trước các tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các hợp chất chống oxy hoá bao gồm: Terpinene, quercetin và tocopherols, có thể có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch và bảo vệ thần kinh (theo các nghiên cứu về ống nghiệm và động vật).
Ngoài ra, chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hạt rau mùi có thể làm giảm viêm và làm chậm sự phát triển của các tế bào một số loại ung thư.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa
Rau mùi còn là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Loại rau này hoạt động giống như một loại thuốc chống co thắt, làm thư giãn các cơ tiêu hóa, giúp cải thiện chứng rối loạn đường ruột. Bên cạnh đó, thêm rau mùi vào chế độ ăn hàng ngày còn có thể giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng và tần suất đau bụng, cải thiện tình trạng đầy hơi chướng bụng.
Ngoài những tác dụng kể trên, rau mùi cũng được sử dụng để điều trị bệnh sởi, trĩ, đau răng và đau khớp cũng như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Một số phụ nữ cho con bú sử dụng rau mùi để tăng lưu lượng sữa.
Rau mùi dễ ăn nhưng chớ dại kết hợp với 2 món này
Mặc dù rau mùi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên loại rau này vẫn có thể gây hại nếu kết hợp với một số thực phẩm không phù hợp. Do đó, đừng chỉ vì thấy ngon miệng mà chúng ta bỏ qua những đặc tính cơ bản của các loại thực phẩm. Dưới đây là 2 thực phẩm đại kỵ với rau mùi, đừng ăn cùng nếu không muốn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của bạn và gia đình:
1. Thực phẩm vitamin K
Súp lơ, măng tây, trứng, cải bó xôi,... là những thực phẩm rất giàu Vitamin K. Tuy nhiên, nếu ăn rau mùi cùng với những thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Hơn nữa, nếu sự kết hợp này diễn ra thường xuyên còn có thể kích hoạt tế bào ung thư trong cơ thể chúng ta, rất nguy hiểm.
2. Gan động vật
Gan động vật là món ăn giàu dinh dưỡng và khoái khẩu của không ít người. Tuy nhiên khi ăn, mọi người nên nhớ không nên kết hợp rau mùi với nội tạng động vật. Bởi sự kết hợp này có thể khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt, làm giảm các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Nguy hiểm hơn còn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc, thậm chí là dẫn đến ung thư nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài.
(Tổng hợp)
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần