MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Reuters cảnh báo: Dự trữ khí đốt không đủ cho EU tồn tại qua mùa đông

06-09-2022 - 08:16 AM | Tài chính quốc tế

Các nhà phân tích cho rằng, tiêu thụ khí đốt của EU nên được cắt giảm để tránh tình trạng thiếu hụt.

Reu ters: Dự trữ khí đốt không đủ cho EU tồn tại qua mùa đông

Hãng tin Reuters dẫn dự đoán của công ty phân tích thị trường năng lượng Aurora Energy Research cho biết, kho dự trữ của Liên minh châu Âu (EU) chỉ có thể cung cấp đủ khí đốt cho nhu cầu trung bình trong tối đa 90 ngày. Mô hình của công ty tình báo dữ liệu ICIS cũng cho thấy, dự trữ khí đốt của EU có thể cạn kiệt vào tháng 3.

Do đó, các nhà phân tích cho rằng, tiêu thụ khí đốt nên được cắt giảm để tránh tình trạng thiếu hụt.

Ông Simone Tagliapietra, thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel, nói: "Để đối phó với tình trạng khủng hoảng này, việc giảm nhu cầu thậm chí còn quan trọng hơn việc dự trữ".

Dữ liệu của ICIS chỉ ra, nếu mức tiêu thụ của EU giảm 15% dưới mức trung bình 5 năm mỗi tháng, khối có thể vẫn còn 45% dự trữ khí đốt vào mùa xuân nếu Nga tiếp tục cung cấp khí đốt cho khu vực với khối lượng hiện tại và 26% nếu Nga ngừng giao hàng vào tháng 10.

Reuters cảnh báo: Dự trữ khí đốt không đủ cho EU tồn tại qua mùa đông - Ảnh 1.

Người châu Âu cần chuẩn bị cho một mùa đông lạnh giá hơn bình thường. Ảnh: Getty

Hơn nữa, việc EU không tiết kiệm được khí đốt trong mùa đông này sẽ ảnh hưởng đến lượng dự trữ trong năm tới. Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, nếu Nga cắt giảm lưu lượng khí đốt và các kho dự trữ của EU cạn kiệt trong mùa đông sắp tới, thì các kho dự trữ của năm sau sẽ trống rỗng sớm nhất vào tháng 11, trước khi mùa đông mới bắt đầu.

Ông Matthias Buck, Giám đốc khu vực châu Âu của Agora Energiewende, cho hay: "Kho dự trữ là mạng lưới an toàn, nhưng việc giảm nhu cầu đáng kể là điều chúng tôi cần ưu tiên trong cuộc khủng hoảng này".

EU kêu gọi 1 số khách hàng lớn hỗ trợ giới hạn giá dầu của Nga

Tờ CNBC News (Mỹ) đưa tin, EU hôm 3/9 kêu gọi một số khách hàng mua dầu của Nga ở châu Á tham gia đề xuất giới hạn giá dầu Nga của nhóm G7 vì cho rằng việc các nước trả giá cao cho Moscow trong bối cảnh hiện nay là chưa hợp lý.

Hôm 2/9, các quốc gia G7 đã đồng ý về kế hoạch áp đặt một mức giá trần đối với dầu Nga .

Chính sách này được đưa ra nhằm giảm lợi nhuận mà Nga kiếm được từ việc bán dầu và đóng vai trò như một biện pháp trừng phạt khác nhằm vào Moscow.

Chi tiết về cách giới hạn giá sẽ vẫn đang được hoàn thiện nhưng các nhà phân tích năng lượng đã đưa ra lo ngại về kế hoạch này, đặc biệt là liệu những khách hàng quan trọng như Ấn Độ có tham gia hay không.

Khi được hỏi liệu EU có mong khách hàng châu Á lớn của Nga trợ giúp đề xuất hay không, Ủy viên Năng lượng Châu Âu Kadri Simson cho biết: "Tôi nghĩ rằng họ nên làm như vậy".

Báo Nga: Các lệnh trừng phạt mang lại cho Mosco "bất ngờ thú vị"

Ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga đã bị phóng đại quá mức và có thể tiến triển thành những diễn biến tích cực, tờ Business Daily RBK dẫn lời các nhà kinh tế và quan chức Nga cho biết.

Reuters cảnh báo: Dự trữ khí đốt không đủ cho EU tồn tại qua mùa đông - Ảnh 2.

Mức sụt giảm của GDP Nga đã chậm lại trong tháng 7, khiến các nhà phân tích phải điều chỉnh lại những dự đoán xấu trước đó. Ảnh: Reuters

Theo số liệu của Bộ Phát triển Kinh tế Nga, tính đến cuối tháng 7, GDP chỉ giảm ở mức 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi tháng 3, sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt với Nga, các nhà phân tích đã cảnh báo GDP Nga sẽ giảm khoảng 23% trong trong năm nay, nhưng 6 tháng qua, hầu hết các dự báo đều nói rằng GDP khó có thể tuột dốc hơn 4%, hoặc thậm chí khoảng 2%.

"Chúng ta có thể thấy rằng cú sốc, liên quan đến vật giá leo thang trong tháng 3 và tháng 4, đang dần qua đi. Nó liên quan đến thực phẩm ở mức độ lớn hơn và phi thực phẩm ở mức độ thấp hơn. Nhưng trong cả hai trường hợp, nhu cầu đang dần bắt đầu phục hồi", Phó Thủ tướng Thứ nhất Andrei Belousov nói với một cuộc họp chính phủ hồi tuần trước.

Giới phân tích cho rằng nền kinh tế đang ngày càng được hỗ trợ bởi nhu cầu tiêu dùng tương đối mạnh mẽ, và sự hồi sinh của các ngành công nghiệp và đầu tư.

"Chúng tôi nhận thấy xu hướng cải thiện dần dần: Đối với một số ngành, tốc độ suy giảm đã chậm lại, như nhu cầu tiêu dùng, trong khi ở một số ngành đã có sự tăng trưởng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng", Sofia Donets, nhà kinh tế trưởng về Nga của Renaissance Capital, giải thích.

Theo nhà kinh tế trưởng Anton Tabakh, nhà kinh tế trưởng của tổ chức đánh giá Expert RA, tình hình hiện tại mang lại "sự lạc quan vừa phải trong ngắn hạn" rằng GDP sẽ không giảm so với mức hiện tại.

Tuy nhiên, chuyên gia Alexander Shirov thuộc Viện Dự báo Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cảnh báo rằng, các số liệu thống kê khả quan không nên dẫn đến "thành công chóng mặt" vì Nga vẫn đang trong một cuộc khủng hoảng kéo dài và phải tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế.

Theo An An

Tổ quốc

Trở lên trên