Rổ chỉ số các cổ phiếu ngân hàng ở quốc gia này đã tăng gấp đôi trong 2 năm qua nhưng giá vẫn được coi là "rẻ", hứa hẹn sẽ sớm bắt kịp với thế giới
Cổ phiếu ngân hàng Nhật Bản đang trên đà tăng trưởng và có nhiều tiềm năng tăng giá.
- 31-07-2024E ngại lệnh trừng phạt, Ngân hàng Trung Quốc từ chối một loạt các khoản thanh toán của Nga bằng đồng nhân dân tệ
- 31-07-2024Chuyện gì sẽ xảy ra với cổ phiếu sau khi Fed cắt giảm lãi suất?
- 31-07-2024‘Xả hàng’ hơn 3 tỷ USD cổ phiếu ngân hàng lớn thứ hai nước Mỹ trong 9 phiên liên tiếp và chưa có dấu hiệu dừng lại: Huyền thoại Warren Buffett suy tính điều gì?
Các ngân hàng Nhật Bản đang trên đà phát triển. Việc Nhật Bản dần thắt chặt chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã giúp các ngân hàng nước này tăng tốc. Chỉ số Topix Banks tăng gấp đôi trong hai năm qua.
Vào tháng 3, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất lần đầu tiên sau 17 năm lên mức 0-0,1%, chấm dứt chế độ lãi suất âm. Đến ngày 31/7, BOJ quyết định tiếp tục nâng lãi suất cơ bản lên 0,25%.
Các ngân hàng Nhật Bản đang hành động thận trọng. Họ dự đoán các chính sách thắt chặt hơn trong tương lai sẽ đẩy lợi suất trái phiếu lên cao. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản đã tăng 0,84 điểm phần trăm trong hai năm qua lên 1,06%. Lợi suất có thể tiếp tục tăng nếu ngân hàng trung ương bắt đầu thu hẹp danh mục trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) trị giá 580 nghìn tỷ yên (tương đương khoảng 3.800 tỷ USD).
Các ngân hàng Nhật Bản có thể tái đầu tư vốn của mình vào các tài sản có lợi suất cao hơn. Điều này cũng đặc biệt có lợi cho các ngân hàng lớn với lượng tiền gửi dồi dào và ổn định.
Ba ngân hàng lớn của Nhật Bản là Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui và Mizuho đều báo cáo lợi nhuận kỷ lục cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Họ cũng dự báo thêm một năm kỷ lục sắp tới.
Đồng yên yếu đã thúc đẩy các khoản đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài của các ngân hàng. Nhưng họ cũng phải xoay xở để có được biên độ lãi suất tốt hơn trong nước. Quý trước, chênh lệch giữa vay và gửi của ngân hàng lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UFJ đã tăng lên 0,89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một động lực khác đối với các ngân hàng Nhật Bản là nỗ lực không ngừng của chính phủ nhằm cải thiện quản trị doanh nghiệp. Với mối quan hệ kinh doanh, các ngân hàng và công ty Nhật Bản thường sở hữu danh mục đầu tư lớn gồm các cổ phiếu của nhau. Nhưng họ đang bắt đầu bán bớt các cổ phần chéo như vậy với sự thúc đẩy từ chính phủ.
Toyota cho biết tuần này sẽ mua lại hơn 5 tỷ USD cổ phiếu do các ngân hàng và công ty bảo hiểm Nhật Bản bán ra, chẳng hạn như Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsui. Đầu tháng này, Honda cũng công bố một đợt bán ra cổ phiếu của các tổ chức tài chính.
Bảng cân đối kế toán phình to đã kéo lợi nhuận giảm. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của các siêu ngân hàng Nhật Bản chỉ vào khoảng 6,5% trong năm tài chính gần nhất. Theo S&P Global Market Intelligence, con số này thấp hơn nhiều so với mức 16% của ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase. Điều đó lý giải nguyên nhân cổ phiếu các siêu ngân hàng Nhật Bản đang giao dịch ở mức thấp hơn so với giá trị sổ sách.
Nếu các ngân hàng Nhật Bản có thể tiếp tục tận dụng lợi thế từ lãi suất tăng của quốc gia, đồng thời cải thiện bảng cân đối kế toán của riêng họ, khoảng cách với khác ngân hàng lớn toàn cầu có thể thu hẹp.
Theo WSJ
Nhịp Sống Thị Trường