Rối loạn lo âu có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng hơn bạn tưởng
Thỉnh thoảng, mọi người cảm thấy lo lắng, bồn chồn, và thông thường thì rất dễ để tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, đôi khi lo lắng lại là một dấu hiệu của một điều nghiệm trọng.
- 02-11-2017Ngủ đủ giấc mỗi ngày nhưng vẫn thấy mệt mỏi: Thực phẩm bạn ăn hàng ngày chính là nguyên nhân
- 09-10-20178 “nguyên tắc vàng” mà cựu tổng thống Bill Clinton đã áp dụng để kiểm soát bệnh tim và khỏe mạnh
- 25-09-2017Sai lầm lớn nhất trong đầu tư là bạn dùng hầu hết năng lượng để lo lắng, quên mất rằng cơ hội luôn luôn tồn tại
Thỉnh thoảng, mọi người cảm thấy lo lắng, bồn chồn, và thông thường thì rất dễ để tìm ra nguyên nhân. Có thể đó là do áp lực công việc, do mối quan hệ không được suôn sẻ hay là sự lo lắng về tài chính. Tuy nhiên, đôi khi lo lắng lại là một dấu hiệu cảnh báo về một căn bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể chúng ta. Hãy cẩn thận!
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã công bố danh sách 50 bệnh có triệu chứng lo lắng. Dưới đây là 5 căn bệnh bạn cần lưu tâm nhất.
Cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)
Khi một bệnh nhân không có tiền sử lo lắng bắt đầu phàn nàn về cảm giác lo lắng, hội chứng cường giáp là một trong những điều đầu tiên cần được cảnh báo. Đó là trạng thái tuyến giáp tiết ra hormone quá mức cần thiết, làm tăng cường quá trình trao đổi chất, dẫn đến các triệu chứng như nhịp tim tăng nhanh, giảm cân và lo lắng.
Nếu bạn muốn biết chắc chắn mình có bị cường tuyến giáp hay không, hãy làm một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Và cũng đừng lo lắng, nếu bạn phát hiện kịp thời thì bạn có thể điều trị bằng iod phóng xạ.
Chứng cường giáp xuất hiện phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi, tỷ lệ tái phát cũng tăng trở lại sau tuổi 60 (ở nam giới và phụ nữ). Nhiều biểu hiện của chứng cường giáp thường trùng với giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh chính vì thế rất khó để xác định. Do đó, hãy phát hiện kịp thời bởi nếu không được điều trị, một tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây ra các biến chứng như rối loạn chức năng tim và xương thủy tinh.
Các vấn đề về tim mạch
Rất hiếm khi lo lắng là triệu chứng của bệnh tim, tuy nhiên, nếu nó đi kèm với triệu chứng khó thở hay cảm giác mệt mỏi quá mức thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ. Một cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: 35% phụ nữ có vấn đề về tim mạch cho biết trong tháng đầu tiên họ cảm thấy lo lắng, căng thẳng hơn mức bình thường.
Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra: 70% phụ nữ có triệu chứng mệt mỏi bất thường, 48% bị rối loạn giấc ngủ, 42% có triệu chứng khó thở, 39% mắc chứng khó tiêu. Thật ngạc nhiên, có dưới 30% phụ nữ cho biết họ cảm thấy tức ngực trong giai đoạn bị bệnh tim.
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi bạn không có đủ hồng cầu hoặc khi chúng không hoạt động bình thường. Vì các tế bào hồng cầu mang oxy, nên sự thiếu hụt máu sẽ dẫn tới việc cơ thể bạn không thể vận chuyển oxy một cách hiệu quả tới nơi cần thiết. Điều đó có thể gây ra các triệu chứng như khó thở và rối loạn nhịp tim.
Khi ai đó bị thiếu máu đáng kể, nhịp đập của tim tăng lên thúc đẩy quá trình vận chuyển máu có sẵn. Đây là bản năng tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, nhịp tim tăng nhanh sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng.
Phụ nữ đang trong độ tuổi kinh nguyệt hoặc mang thai và người bị bệnh mãn tính - đặc biệt là viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh tự miễn khác như bệnh thận, ung thư, bệnh gan, bệnh tuyến giáp trạng và bệnh viêm ruột đều dễ bị thiếu máu. Theo Hội Huyết học Mỹ, nguy cơ thiếu máu gia tăng theo độ tuổi.
Hình thức thiếu máu phổ biến nhất là máu thiếu sắt - xảy ra khi bạn không có đủ chất sắt trong máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt là một cách dễ dàng để cung cấp chất sắt cho cơ thể.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Hiếm khi mọi người nghĩ đến bác sĩ khi điều trị triệu chứng lo lắng, nhưng thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể gây ra các triệu chứng tâm thần. Ngoài chứng trầm cảm, một số nghiên cứu cũng cho thấy thiếu kẽm có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan, bao gồm cả lo lắng.
Nữ giới trung bình cần 8 mg kẽm mỗi ngày (nam giới cần 11 mg), và giống như hầu hết các vitamin và khoáng chất khác, kẽm không thể tự sản sinh từ cơ thể. Vì thực vật không chứa kẽm nhiều như protein động vật, nên thiếu kẽm thường phổ biến ở những người ăn chay. Những người trên 60 tuổi và những người hay stress cũng dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Thiếu vitamin B12 cũng có thể gây lo lắng và trầm cảm. B12 là chất cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh điều khiển tâm trạng. Hầu hết người lớn cần 2,4 microgam mỗi ngày, nhưng một số lượng không nhỏ lại không đáp ứng đủ (như người ăn chay). Một yếu tố nữa là khi bạn già đi, cơ thể cũng khó có thể hấp thụ B12. Điều này giải thích tại sao có đến 20% người trên 50 tuổi bị thiếu hụt vitamin này.
Bệnh ung thư tuyến tụy
Lo lắng cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư tuyến tụy - một trong năm kẻ sát nhân hàng đầu ở cả nam và nữ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến một nửa số người bị chẩn đoán mắc bệnh đã trải qua các triệu chứng trầm cảm và lo lắng trước đó, mặc dù không rõ tại sao.
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư tuyến tụy là khá hiếm nhưng rất khó để chuẩn đoán sớm, chính vì vậy tỷ lệ sống sót rất thấp. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nguy cơ trung bình của cả nam và nữ là từ 1 đến 65 tuổi. Tuyến tụy nằm sâu trong cơ thể, do đó ở giai đoạn đầu, những khối u thường không thể phát hiện trong các lần kiểm tra sức khỏe định kì. Các triệu chứng ban đầu bao gồm bệnh vàng da (vàng da và mắt), giảm cân, mệt mỏi, phiền muộn, buồn nôn, và đau lưng thường xảy ra dần dần và khó phát hiện.
Prevention