Rời New York, cặp vợ chồng về Huế cải tạo ngôi nhà cổ 100 tuổi, tận hưởng cuộc sống tự cung tự cấp như người xưa
Ngôi nhà rường bị bỏ hoang đã lâu được gia đình chị Huyền cải tạo theo hướng "thuận tự nhiên": vừa truyền thống, duyên dáng mà vẫn không kém tiện nghi.
- 27-12-2020Thành công không đến với những kẻ luôn muốn “ngủ nướng: Người dậy sớm để hưởng đủ lợi ích về sức khỏe đến công việc, tâm trí không vội vã, tỉnh táo trong mọi quyết định
- 22-12-2020Quan niệm “tuyệt đối không nên ăn đêm” liệu có hoàn toàn đúng? Bạn cần lưu ý điều gì đễ bữa ăn khuya có lợi cho sức khỏe
- 21-12-2020Tự chăm sóc cơ thể bằng cách xoa bóp bàn chân đơn giản, đủ lợi ích cho sức khỏe: Giảm đau cột sống, điều hòa huyết áp và đặc biệt giúp ngủ ngon
Chị Huyền sinh ra và lớn lên ở Hà Nội còn chồng chị là người gốc Huế. Trước khi chuyển vào Huế từ đầu năm 2019, cả nhà chị sống ở thành phố New York từ năm 2015 đến cuối năm 2018. Khi ở Hà Nội và New York, gia đình chị đều sống trong những căn hộ hiện đại. Tuy nhiên, khi về Huế, chị lại quyết định mua một ngôi nhà cổ để cải tạo lại.
Ngôi nhà gỗ của gia đình chị nằm trong khuôn viên một khu vườn đã bị bỏ hoang mấy chục năm nay. Tuy nhiên, nó cũng sở hữu vị trí đắc địa là trên một trong những con đường lớn nhất và thơ mộng nhất của thành phố Huế. Về khu Kim Long – nơi mà cả gia đình hiện đang sinh sống, chị chia sẻ rằng: “Nơi này vừa thơ mộng về cảnh sắc vì nằm giữa sông Hương và sông Bạch Yến, lại vừa yên tâm về phong thủy vì là nơi đã được vua chúa lựa chọn. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều dấu tích của văn hóa xưa, đồng thời vẫn giữ được vẻ yên ả, thanh tao in dấu đi về một thời của những con người kiệt xuất.”
Diện tích nhà vườn của chị rộng 770m2, trong đó căn nhà có diện tích 60m2 được chị mua lại của người dân địa phương. Việc mua được khu vườn và ngôi nhà rường này với chị là một cái duyên lớn vì ít người quan tâm tới ngôi nhà do dáng vẻ quá cũ kỹ, tồi tàn của nó.
Nhiều hạng mục của ngôi nhà đã xuống cấp trước khi cải tạo
Nhà rường ở Huế thường có màu hồng đi với xanh da trời
Có một chút kiến thức về kiến trúc cổ nên chị biết rằng việc cải tạo ngôi nhà này sẽ không rẻ nếu muốn làm tới nơi tới chốn. Nhưng vì yêu thích nên chị thấy như vậy cũng xứng đáng bởi các công trình hiện đại ngày nay cũng tốn rất nhiều chi phí.
Vợ chồng chị Huyền mất hơn 3 tháng để cải tạo lại ngôi nhà cổ. Vì là căn nhà cổ nên hệ thống cột kèo đã có tuổi thọ hơn 100 năm và vẫn còn rất tốt. Các hoạ tiết chạm khắc trên cột cũng rất tinh tế. “Mình theo trường phái “thuận tự nhiên” nên muốn giữ lại tất cả những gì còn giữ được và muốn sinh hoạt giống như người xưa”, chị chia sẻ.
Trước khi bắt tay vào cải tạo, chị thuê kiến trúc sư thực hiện các bản vẽ kỹ thuật chi tiết để thi công. Để khôi phục phong cách xưa, quá trình lên ý tưởng, ra bản vẽ và thi công đều phải hết sức linh hoạt và được vợ chồng chị theo sát từng bước một. Tất cả những chi tiết mỹ thuật, màu sắc đều do hai vợ chồng quyết định. Đồng thời, chị chuẩn bị thêm những chi tiết, vật dụng đồng bộ và tìm mua, sưu tầm những tấm bình phong, bể cạn trang trí trong nhà…
Cổng gỗ ngói liệt
Bình phong được xây thêm
Gian giữa của ngôi nhà
Chiếc giường đậm chất truyền thống
Phần mộc, trong đó có tủ bếp, chị thuê thợ mộc địa phương thi công dựa trên ý tưởng và bản vẽ do chị đưa ra. Với tiêu chí tự nhiên, bảo tồn, tiết kiệm, phần gỗ của căn bếp hoàn toàn là gỗ tận dụng từ một tủ bếp cũ của bố mẹ chồng chị.
Theo chị Huyền, phần khó nhất trong việc tu sửa ngôi nhà là làm thế nào để cân bằng giữa phong cách kiến trúc cổ và các công năng hiện đại, để ngôi nhà không bị “già nua”, vẫn giữ được nét duyên dáng mà không phải hy sinh tiện ích. Một khó khăn khác là làm thế nào để những chi tiết mới thêm vào và các chi tiết nguyên bản của ngôi nhà trở nên ăn nhập với nhau.
Sau 3 tháng với chi phí khoảng 1 tỷ đồng, ngôi nhà được hoàn thiện với phần nhà ở là kiến trúc 3 gian kiểu xưa. Các phòng ngủ không thiết kế phòng riêng biệt, mà được thay bằng vách gỗ và rèm vải để tạo không gian riêng tư cho nơi nghỉ ngơi.
Căn bếp có màu xanh mát mẻ
Khu vườn ngập sắc hoa bốn mùa
Vườn rau xanh gia đình tự trồng
Rau quả tự cung tự cấp
Từ khi về đây, gia đình chị được sống hòa mình cùng thiên nhiên, bước một bước là ra vườn, cả ngày nghe chim hót véo von: “Cũng nhờ về đây mà sau bao nhiêu năm, mình mới lại được nhìn thấy con đom đóm trong vườn.” Hiện tại, gia đình chị có thể tự cung tự cấp nguồn rau sạch, hoàn toàn không phải mua rau ở chợ. Chị cũng bắt đầu có không gian để thỏa mãn niềm yêu thích trồng hoa hồng, từ giống nội đến giống nhập ngoại. Mỗi ngày cả gia đình đều dành khoảng 1 tiếng rưỡi cho việc chăm sóc khu vườn.
Nguồn: NVCC
Hà Bích Ngọc
Trí thức trẻ
Trí Thức Trẻ