MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Rồng ngọc 5.000 tuổi cực hiếm lộ ra trong mộ cổ Trung Quốc

16-10-2024 - 11:59 AM | Tài chính quốc tế

Một ngôi mộ cổ xa hoa vừa được phát hiện ở khu tự trị Nội Mông - Trung Quốc, chứa đầy bảo vật quý hiếm từ văn hóa Hồng Sơn.

Một cuộc khai quật tại TP Xích Phong thuộc khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc đã đem về vô số bảo vật có niên đại lên tới 5.000 - 5.100 năm, là đồ tùy táng bên trong một ngôi mộ cổ cực kỳ xa hoa.

Rồng ngọc 5.000 tuổi cực hiếm lộ ra trong mộ cổ Trung Quốc- Ảnh 1.

Các nhà khảo cổ đang khai quật ngôi mộ cổ tại TP Xích Phong, Nội Mông - Trung Quốc - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, đáng chú ý nhất trong khu mộ là một con rồng bằng ngọc bích tuyệt đẹp, kích thước 15,8 x 9,5 cm.

Đây là con rồng ngọc lớn nhất có nguồn gốc từ nên văn hóa Hồng Sơn mà các nhà khảo cổ từng tìm thấy.

Rồng ngọc 5.000 tuổi cực hiếm lộ ra trong mộ cổ Trung Quốc- Ảnh 2.

Các phần của một con rồng bằng ngọc lộ ra trong ngôi mộ cổ - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Văn hóa Hồng Sơn là một nền văn hóa thời đại đồ đá mới ở phía Đông Bắc Trung Quốc.

Họ đã đã trồng trọt, xây dựng những thị trấn rộng lớn với những tòa nhà to và tạo ra những hiện vật phức tạp vào thời kỳ mà hầu hết các nơi khác ở Trung Quốc và trên thế giới cuộc sống còn rất sơ khai.

Vì vậy, các hiện vật từ nền văn hóa độc đáo này có giá trị vô song.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy hài cốt của con người trong ngôi mộ, cùng với một lượng lớn đồ gốm bao gồm cốc, chậu và bình có thiết kế độc đáo.

Trao đổi với Live Science, GS Gideon Shelach-Lavi từ Đại học Hebrew (Israel), người từng tham gia nhiều cuộc khai quật tại Xích Phong, cho biết con rồng ngọc này là lớn nhất nhưng không độc nhất.

Các hiện vật rồng ngọc có kích thước nhỏ hơn từng được phát hiện trong các tại các ngôi mộ cổ thuộc văn hóa Hồng Sơn khác.

Bên cạnh đó, tuy gọi là rồng nhưng các nhà nghiên cứu cũng không chắc chắn tuyệt đối hiện vật này mô tả những con rồng phổ biến trong văn hóa Á Đông sau này, bởi hình ảnh được tạo ra từ 5 thiên niên kỷ trước này trông rất sơ khai và nhiều khác biệt.

Theo Thu Anh

Người Lao động

Trở lên trên