Rủi ro chuỗi “phái sinh” từ trái phiếu
Cuối 2021, số trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu là 172,5 nghìn tỷ đồng
Theo TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia tài chính, trong mối quan hệ liên thông của “bộ ba” Ngân hàng - Bất động sản- Chứng khoán, hoạt động phái sinh hóa đã diễn ra.
- 26-07-2022VCBS tư vấn thành công 1.725 tỷ đồng trái phiếu xanh
- 25-07-2022Bộ Tài chính: Trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi ngân hàng
- 20-07-2022Bộ Tài chính yêu cầu tăng giám sát việc phát hành, huy động trái phiếu riêng lẻ
-
Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nghịch lý thừa tiền. Trạng thái tín dụng đang khó mà bây giờ bị đột ngột dừng thì ngân hàng cũng khó chuyển tín dụng qua khách hàng mới. Quy định quá chặt sẽ vừa làm khó các ngân hàng vừa làm giảm tính thị trường của ngân hàng thương mại
-
Từ giờ đến cuối năm, mặc dù lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục giảm, nhưng người dân vẫn chọn gửi ngân hàng bởi so sánh đây vẫn là kênh “tạm” có lợi hơn cả
Đó là khi các nhà phát hành sử dụng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho phát hành trái phiếu. Khoản tiền huy động được từ chứng khoán này sẽ dùng để tiếp tục mua cổ phiếu hoặc đất để vốn hóa thành cổ phiếu , rồi tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu tiếp theo; từ đây đã hình thành dạng phái sinh của phái sinh…
Việc các doanh nghiệp phát hành lấy tài sản là cổ phiếu để đảm bảo cho tài sản/ giấy tờ có giá khác là trái phiếu diễn ra khá lớn ở nhóm BĐS. Tại cuối 2021, số trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo (một phần/toàn bộ) bằng cổ phiếu là 172,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,2% lượng phát hành 2021. Tuy nhiên theo SSI, con số thực tế có thể lớn hơn vì có tới 33 nghìn tỷ đồng (10%) trái phiếu BĐS phát hành không có thông tin về tài sản đảm bảo.
Có thể thấy, việc thiếu minh bạch thông tin có thể dẫn đến khối “phái sinh của phái sinh” từ hoạt động phát hành trái phiếu sẽ là “bom” nổ chậm với chính doanh nghiệp và thị trường.
Một chuyên gia cho biết cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Tài chính đã yêu cầu rà soát doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ có dư nợ lớn, trả lãi suất cao, thua lỗ và cung cấp dịch vụ TPDN tại các công ty chứng khoán. Yêu cầu này lại vừa được đặt ra tiếp tục vào 20/7 vừa qua, cho thấy việc cần nắm bắt đầy đủ toàn cảnh hoạt động và bản chất phát hành trái phiếu của doanh nghiệp trong giai đoạn thị trường bùng nổ vừa qua. Và điều này sẽ còn khiến thị trường “dè dặt” trong một thời gian nhất định nữa.
“Đây là yêu cầu cần thiết để xử lý dứt điểm các rủi ro của quá khứ cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phải tự rà soát, quản trị nguồn vốn và nợ của mình, trước khi thị trường bước vào giai đoạn mới”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.
Diễn đàn doanh nghiệp