Rượu bia nhiều rất hại sức khỏe, đặc biệt 5 nhóm người sau lại càng phải hạn chế triệt để
“Uống 1 ly là tốt cho bản thân; uống 5 ly là tốt cho chủ quán còn uống 10 ly là tốt cho bệnh viện”. Tuy nhiên, đối với một sống người, một ly rượu bia thôi cũng đã khiến bệnh của họ trở nặng mà “tốt cho bệnh viện” rồi.
Nhiều người quan niệm rượu hay bia cũng là làm từ ngũ cốc, lúa mạch, gạo hay hoa quả, chỉ cần không uống quá nhiều thì sẽ không có hại gì cả. Cái này không sai, mặt khác một số nghiên cứu đã chứng minh uống rượu bia lượng vừa đủ, thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe não bộ. Tuy nhiên, cảm giác lâng lâng và niềm vui kia uống và trò chuyện với bạn bè dễ khiến bạn uống quá nhiều dẫn đến có hạn cho sức khỏe.
Đặc biệt, với một số căn bệnh, đây là nguồn cơn xuất hiện những triệu chứng cấp tính và khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng. Nếu bạn đang mắc phải những bệnh này, hạn chế triệt để rượu bia là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của bạn.
Huyết áp cao
Một công trình nghiên cứu tại Nhật thực hiện trên 5000 đàn ông độ tuổi từ 23 đến 59, theo dõi trong 4 năm về mối quan hệ giữa mức độ tăng huyết áp và lượng rượu bia họ uống hàng ngày. Kết quả cho thấy nhóm người uống vừa (23-45gram cồn/ngày) và uống nhiều (trên 46gram cồn/ngày) có tỉ lệ bị tăng huyết áp cao hơn nhiều lần so với người uống rất ít (dưới 12gram cồn/ngày) và uống ít (12-22 gram cồn/ngày). Ở độ tuổi càng cao, nguy cơ bị cao huyết áp do uống rượu bia nhiều lại càng cao hơn.
Huyết áp cao có thể gây đột quỵ bất cứ lúc nào
Một nghiên cứu mới ở nam giới gần đây cho thấy rằng những người bị cao huyết áp (chỉ số huyết áp là 140/90 mmHg) chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người có huyết áp bình thường hoặc những người kiêng rượu bia hoàn toàn.
Viêm loét dạ dày - Ung thư dạ dày
Đối với dạ dày, rượu bia sẽ khiến cho bị tổn thương niêm mạc của dạ dày bằng việc kích thích dạ dày tiết ra axit dịch vị rất nhiều, điều này sẽ cảm thấy được khi bụng trướng lên, nóng bụng, hơi thở nóng và gấp hơn, đau thắt bụng.
Ở những trường hợp nhẹ, nó chỉ gây các biểu hiện như đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi nhưng những dấu hiệu đó lại không được để ý bởi những người dùng rượu bia và cứ thế tình trạng càng kéo dài sẽ sinh ra các triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, đây là khi mà dạ dày bị tổn thương 1 cách nghiêm trọng và thân thể không thể nào chịu đựng được một số tác hại này.
Nếu uống quá nhiều rượu bia, áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có nguy cơ gây loét, thủng dạ dày và lâu dài dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là ung thư dạ dày. Rượu bia và các chất có cồn còn làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày do ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị.
Bên cạnh đó, rượu bia còn có thể gây ra tình trạng viêm dạ dày cấp tính và mãn tính. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm. Một số trường hợp có thể bị loét dạ dày và tá tràng. Nguyên nhân này xuất phát từ chất CO2 có trong bia rượu khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Bệnh Gout
Bia cũng được xem là nguồn cung cấp quá lớn nhân purin gây tăng acid uric trong máu và bệnh gout. Trong quá trình theo dõi hơn 47.000 nam giới trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) đã nhận thấy: những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.
Bên cạnh đó, rượu tuy không cung cấp nhân purin, nhưng nó là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Theo các bác sỹ, nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận thường do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ăn nhiều thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu. Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn gout cấp, sỏi thận, và những biến chứng nguy hiểm khác của bệnh gout.
Tiểu đường
Như đã nói ở trên, rượu bia gây rối loạn chuyển hóa, gây ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy, nếu người bị bệnh tiểu đường uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm bênh nặng thêm.
Điều đó không có nghĩ bệnh nhân bị tiểu đường không được uống rượu bia, chỉ là hãy cực kỳ cẩn thận với chuyện dùng đồ uống có cồn. Đồng thời, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm rõ những nguy hiểm liên quan. Ngoài ra, một số loại thuốc không nên dùng chung với đồ uống có cồn và người bị tiểu đường càng phải chú ý hơn nữa.
Người mắc các bệnh về gan
Rượu được hấp thu chủ yếu tại dạ dày và một phần ở ruột non, sau đó được chuyển hóa tới 90% tại gan. Tuy nhiên, gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. Do vậy, nếu uống rượu với số lượng nhiều, gan không kịp chuyển hóa hết thì chất ethanol có trong rượu bia được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc, gây viêm và tiêu tế bào gan.
Gan bị suy yếu là nguyên nhân dẫn đến một loạt bệnh nguy hiểm như viêm gan B, C, viêm gan do rượu, gan nhiễm mỡ. Lâu dần những căn bệnh này sẽ tiến triển thành xơ gan, cuối cùng là ung thư gan, căn bệnh chết người đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi.