MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CTD giảm sâu phiên thứ 4 liên tiếp, VnIndex quay đầu tăng điểm

Top 3 cổ phiếu tăng mạnh nhất VN30 hôm nay là DPM, BID và FPT.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, Vnindex chính thức đã có lại được màu xanh sau 3 phiên điều chỉnh. VN-Index đóng cửa tăng 1,58 điểm (0,16%) lên 1.018,33 điểm; HNX-Index tăng 0,19% lên 106,96 điểm và UPCom-Index tăng 0,15% lên 56,8 điểm.

Như vậy là, sau 3 phiên điều chỉnh nhẹ thì VnIndex đã đảo chiều tăng trở lại. Nhiều nhà đầu tư nhận định phiên tăng hôm nay sẽ khởi đầu cho chu kỳ tăng mới. 

Top 3 cổ phiếu tăng mạnh nhất VN30 hôm nay là DPM, BID và FPT. 

CTD dẫn đầu nhóm giảm giá mạnh nhất VN30 khi giảm 2,3% về ngưỡng ~71.000 đồng. Hôm nay là phiên thứ 4 liên tiếp cổ phiếu đầu ngành xây dựng này sụt giảm. Tính chung cả năm nay, nhà đầu tư đặt niềm tin vào Coteccons đã mất nửa giá khi cổ phiếu CTD từ ngưỡng ~140.000 đồng tháng 11 năm 2018 còn ~71.000 đồng hiện tại.

CTD giảm sâu phiên thứ 4 liên tiếp, VnIndex quay đầu tăng điểm - Ảnh 1.

==============

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn dắt thị trường hôm nay khi mà suốt cả phiên sáng BID của BIDV tăng giá mạnh. Khối ngoại cũng đặt lệnh mua BID khiến cổ phiếu này trở thành tâm điểm của thị trường.

Trong nhóm ngân hàng, dù VCB đã tăng rất mạnh thời gian qua nhưng cổ phiếu vẫn tiếp diễn đà tăng trong phiên hôm nay, lên ngưỡng 92.000 đồng/cp. Vietcombank đang đứng đầu về lợi nhuận và top 3 vốn hoá thị trường hiện nay. Với mạng lưới phủ khắp cả nước, đồng thời cũng có ngân hàng con, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài (mới nhất là văn phòng đại diện tại New York đầu tháng 11 này và được chấp thuận mở chi nhánh tại Australia).

CTD giảm sâu phiên thứ 4 liên tiếp, VnIndex quay đầu tăng điểm - Ảnh 2.

Cổ phiếu VCB tăng tiếp phiên hôm nay

Vietcombank cũng được ghi nhận là 1 trong 30 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. Mục tiêu của ngân hàng là trở thành tập đoàn tài chính đa năng đến 2030 trở thành một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới.

MSN quay đầu tăng nhẹ. Hiện tại, điều nhà đầu tư đang trông đợi ở Masan là sự thành/bại của Meat Deli và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.

Bộ 3 VIC, VRE, VHM tăng giá nhưng chững lại so với những phiên trước. Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu "nhà" tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã làm trụ đỡ lớn cho thị trường.

HPG đuối sức, tăng khá chậm rãi. Dường như, "tin tốt" về tăng trưởng ở các thị trường mới khai phá không đủ sức dẫn HPG đi xa mạnh mẽ. Sự nghi ngờ về khả năng khai phá thị trường xuất khẩu của Hoà Phát vẫn đang hiện hữu trong giới đầu tư. 

===============

2 tuần giao dịch đầu tháng 11 đánh dấu chuỗi thời gian VnIndex chinh phục ngưỡng 1.000 điểm. Việc tăng điểm mạnh mẽ những phiên đầu tháng giúp chỉ số bỏ khá xa ngưỡng điểm 1.000 nhưng đồng thời cũng dấy nên lo ngại của nhà đầu tư là chỉ số sẽ điều chỉnh cùng áp lực chốt lãi ngắn hạn.

Đúng như dự đoán của nhiều người, VnIndex đã gặp áp lực chốt lãi và điều chỉnh 3 phiên liên tiếp. Từ ngưỡng 1.025 điểm đạt được thứ 4 tuần trước, chỉ số đã lùi liên tiếp về 1.017 điểm tính đến phiên hôm qua. 

Phiên sáng nay, sau 3 phiên liên tiếp điều chỉnh, sắc xanh đã trở lại với VnIndex khi hàng loạt cổ phiếu trên sàn tăng giá. Tại nhóm VN30, BID tăng 2% lên ngưỡng 42.100 đồng đã góp phần kéo VnIndex tăng khá mạnh. SAB sau phiên giảm gần 5.000 đồng hôm qua thì phiên hôm nay đã quay đầu tăng trở lại nhưng vẫn chưa lấy lại được những gì đã mất. Phía giảm điểm có VNM giảm 1% nhưng Vinamilk thời gian qua đã đầu tư mạnh mẽ để phát triển nguồn nguyên liệu nên nhiều khả năng, sự điều chỉnh chỉ là vấn đề ngắn hạn.

Nhóm cổ phiếu "nóng" đáng chú ý có FLC. Tuần trước, FLC đạt ngưỡng giá trên 5.000 đồng nhưng sau đó quay đầu giảm về 4.500 đồng bất chấp nhiều thông tin liên quan đến cổ phiếu BAV của Bamboo Airways và cổ phiếu FHH của FLCHomes. Sau mấy ngày điều chỉnh, FLC tăng khá bền vững sáng nay. Tuy nhiên, do cổ phiếu này thường khớp lệnh khối lượng lớn nên trong ngày có thể sẽ rất nhiều biến động.

Chúng tôi xin lưu ý nhà đầu tư cổ phiếu GTN của GTNfoods. Phiên giao dịch hôm nay, GTN tăng tiếp 2,2% sau nhiều động thái thoái vốn của cổ đông ngoại.


Phương Chi

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên