MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sai đệ tử lấy nước tắm cho 1 người ốm, Đức Phật chỉ ra việc quan trọng cần phải làm để nhận được phúc báo

21-08-2020 - 21:30 PM | Sống

Hãy xem đó là việc gì.

Giúp người là giúp mình

Đức Phật và Ananda đi dạo bộ xung quanh nơi ở của các tăng ni phật tử, nhìn thấy một Tì-kheo bị bệnh nằm trên một khu đất rất bẩn mà không có một ai đến giúp đỡ, Ngài liền tiến lên phía trước hỏi: "Tì-kheo, con mắc bệnh gì sao?"

Người này trả lời: "Thưa Đức Phật, dạ dày của con hơi khó chịu một chút ạ."

"Có ai giúp đỡ con không?"

"Thưa Đức Phật, không có ạ."

"Tại sao những Tì-kheo khác lại không giúp đỡ con?"

"Các trưởng lão và đệ tử không giúp đỡ Tì-kheo, vì vậy các Tì-kheo không giúp đỡ con ạ."

Đức Phật quay ra nói với Ananda: "Ananda đi lấy nước cho người này tắm được không?"

"Được ạ."

Sai đệ tử lấy nước tắm cho 1 người ốm, Đức Phật chỉ ra việc quan trọng cần phải làm để nhận được phúc báo - Ảnh 1.

Ananda mang nước đến, Đức Phật đổ nước ra còn Ananda tắm cho người kia. Sau đó Người nâng đầu, Ananda nhấc chân, đưa người kia lên giường nằm.

Hôm sau Đức Phật đã vì việc này mà tập hợp tất cả mọi người lại, Ngài hỏi: "Các vị Tì-kheo, ở đây giống như một mái nhà, có ai ở trong đây mắc bệnh hay không?"

Mọi người đáp rằng: "Thưa Đức Phật, có ạ.

"Các vị Tì-kheo, người này mắc bệnh gì?"

"Thưa trưởng lão, người này mắc bệnh về dạ dày ạ."

"Vậy có ai chăm sóc người này không?"

"Thưa Đức Phật, không có ạ."

"Tại sao vậy, tại sao lại không có ai giúp đỡ người này?"

"Thưa trưởng lão, chúng con đều là Tì-kheo, chưa từng phục vụ lẫn nhau, nên không giúp đỡ người này ạ."

"Các vị Tì-kheo, mọi người đều không có cha mẹ, không có người thân chăm sóc, nếu không giúp đỡ lẫn nhau, trong tương lai ai sẽ chăm sóc mọi người đây? Các vị Tì-kheo, những người bằng lòng chăm sóc cho ta thì cũng nên quan tâm chăm sóc đến những người đang mang bệnh!"

Lời bình

Trong cuộc sống, bạn có bằng lòng giúp đỡ người khác không? Bạn có bằng lòng giúp đỡ người lạ không? Bạn có cần người khác giúp đỡ bạn trước, rồi bạn mới giúp đỡ lại họ hay không?

Từ bi không phân biệt ai với ai, không phân biệt trước sau, chỉ cần cảm nhận được tất cả nỗi đau khổ của chúng sinh, đối xử tử tế với chúng sinh, đồng thời giải thoát chúng sinh khỏi những nỗi đau khổ đó, hi vọng chúng sinh được sống vui vẻ, đó chính là sự từ bi chân chính.

Giúp đỡ người khác cũng là giúp đỡ chính mình, nhiệt tình giúp đỡ người khác, tích cực cho đi cũng là cách để chúng ta nhận lại phúc báo cho bản thân.

Sai đệ tử lấy nước tắm cho 1 người ốm, Đức Phật chỉ ra việc quan trọng cần phải làm để nhận được phúc báo - Ảnh 2.

Cần sự bình yên trong sâu thẳm tâm hồn

Có một vị thương nhân rất thành đạt nọ, mặc dù kiếm tiền rất giỏi nhưng từ trước đến nay anh ta dường như chưa từng thả lỏng bản thân. Hôm đó hết giờ làm về đến nhà, vừa hay là giờ ăn nên anh ta đi thẳng vào phòng bếp.

Dụng cụ trong nhà bếp đều được làm từ gỗ hồ đào rất đẹp, có một chiếc bàn ăn lớn và sáu cái ghế, nhưng anh ta căn bản không hề chú ý đến chúng.

Anh ta ngồi xuống trước bàn ăn nhưng tâm trạng lại luôn lo lắng không yên, thế là anh ta lại đứng dậy, cứ đi đi lại lại trong phòng. Anh ta lơ đãng gõ lên mặt bàn, suýt nữa thì bị ngã vì vấp phải ghế.

Lúc này vợ anh ta bước vào, ngồi xuống trước bàn ăn. Anh ta vừa chào vợ vừa dùng tay gõ mặt bàn, cho đến khi người giúp việc bưng đồ ăn lên bàn mới dừng lại.

Anh ta nuốt mọi thứ rất nhanh, hai tay của anh ta giống như hai cái xẻng, không ngừng "xúc" đồ ăn trước mặt bỏ vào trong miệng.

Ăn xong bữa tối, anh ta liền đứng phắt dậy đi vào phòng khách. Phòng khách được trang trí vô cùng lộng lẫy, ghế sofa Italy da thật, sàn nhà được trải thảm dệt thủ công Thổ Nhĩ Kỳ, trên tường treo những bức tranh nổi tiếng.

Anh ta ngồi xuống một cái ghế, vừa ngồi xuống liền cầm lấy một tờ báo, vội vàng lật mấy trang, lo lắng liếc nhìn tiêu đề, sau đó vứt báo lên trên sàn nhà, cầm một điếu xì gà lên. Anh ta cắn đầu xì gà, đốt lửa mới hút được hai hơi liền vứt nó vào trong cái gạt tàn.

Anh ta không biết mình nên làm như thế nào mới tốt. Anh ta đột nhiên nhảy phắt dậy, đi đến trước tivi rồi mở tivi ra xem. Đợi đến khi màn hình xuất hiện, lại rất mất kiên nhẫn tắt tivi đi.

Anh ta bước từng bước lớn đến trước giá quần áo của phòng khách, lấy mũ và áo khoác của mình xuống, ra ngoài phòng đi dạo.

Tình trạng này đã xuất hiện rất nhiều lần.

Tuy rất thành công trên con đường sự nghiệp nhưng anh ta mãi vẫn không học được cách thả lỏng bản thân. Anh ta là một người làm ăn luôn ở trong trạng thái căng thẳng và còn mang không khí căng thẳng từ chỗ làm việc về nhà.

Người thương nhân này không có bất kì vấn đề gì về mặt kinh tế, ngôi nhà của anh ta là giấc mơ của những nhà trang trí nội thất, anh ta còn sở hữu bốn chiếc xe hơi.

Nhưng dù đã sở hữu tất cả những thứ cần có, anh ta lại không biết cách hưởng thụ cuộc sống này, không biết hưởng thụ những niềm vui. Đó chính là lý do khiến anh ta luôn luôn khô ng được vu i vẻ.

Sai đệ tử lấy nước tắm cho 1 người ốm, Đức Phật chỉ ra việc quan trọng cần phải làm để nhận được phúc báo - Ảnh 3.

Lời bình

Trong lòng bạn có yên bình không? Bạn làm như thế nào để làm dịu những lo lắng và căng thẳng trong công việc? Có phải bạn thường mang căng thẳng trong công việc về nhà?

Trong xã hội ngày càng phức tạp này, đa số mọi người đều trở nên giống với vị thương nhân nói trên, thường lo lắng bất an, tự làm mất đi niềm vui của mình.

Phương pháp duy nhất có thể thay đổi trạng thái này đó chính là giữ cho tâm hồn tĩnh lặng, cảm nhận từng chút một dư vị của cuộc sống, khiến cho cuộc sống trở lại bình yên như trước.

Một chiếc xe chỉ khi đang ở trạng thái trống không, nó mới có thể phát huy được tác dụng vận chuyển của mình.

Tương tự như thế, con người nếu muốn phát triển cũng cần phải để ra một không gian đủ dùng mới được.

Theo Khánh An

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên