Sai lầm nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp phải
Nhanh chóng mở rộng quy mô kinh doanh song không chú trọng đầu tư văn phòng sở hữu riêng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt bài toán chi phí khi nền kinh tế khó khăn.
Gánh nặng chi phí mặt bằng sau cuộc đua mở rộng kinh doanh
Hơn một năm qua, nền kinh tế có xu hướng phát triển chậm lại, nhiều khó khăn xuất hiện khiến không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội phải tìm cách "thắt lưng buộc bụng". Đặc biệt những doanh nghiệp tham gia cuộc đua mở rộng quy mô giai đoạn trước, thời điểm này phải gồng gánh thêm chi phí mặt bằng gấp nhiều lần khi giá thuê văn phòng ngày càng đắt đỏ.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, giám đốc một công ty công nghệ có trụ sở tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết vài năm trước, thời điểm công nghệ thông tin bùng nổ, thị trường nhiều khởi sắc nên ông đã nhanh chóng mở thêm 3 chi nhánh ở Hà Nội. Lợi nhuận lớn nên ông Nam sẵn sàng thuê văn phòng hạng A ở những vị trí đắc địa để tăng mức độ nhận diện cho công ty.
Tuy nhiên, từ năm ngoái, các chỉ số kinh tế có xu hướng kém lạc quan khiến nhiều ngành bị ảnh hưởng trong đó gồm cả ngành công nghệ. Từ đầu năm nay, ông Nam đã chủ động đóng cửa hai văn phòng và thu hẹp 60% diện tích trụ sở chính. Ông cho biết trong quý II và III, tình hình kinh doanh ít cải thiện, công ty ông phải tìm thêm khách thuê để chia sẻ diện tích thuê văn phòng nhằm cắt giảm chi phí cố định hàng tháng.
"Tôi thấy tiếc nuối vì thời điểm hoàng kim không đầu tư văn phòng riêng cho công ty, giờ đến cả trụ sở chính cũng phải thu hẹp diện tích và tìm người chia sẻ chi phí", vị giám đốc công ty công nghệ chia sẻ.
Thực tế không chỉ riêng công ty của ông Nam, hiện nay, rất nhiều công ty vừa và nhỏ đang loay hoay tìm giải pháp tiết kiệm chi phí và vị trí thuận tiện để thuê văn phòng. Những doanh nghiệp này dễ dàng mở rộng quy mô khi thị trường phát triển nhưng không chú trọng đầu tư mặt bằng sở hữu riêng. Đây là sai lầm dễ gặp phải khiến nhiều doanh nghiệp phải trả giá bằng việc thu hẹp hoặc chuyển đổi mặt bằng khi chi phí leo thang, khiến quá trình vận hành thiếu ổn định.
Nhận ra rủi ro lớn khi không sở hữu văn phòng riêng, nhiều tháng nay, ông Phạm Trọng Vinh, lãnh đạo một công ty kinh doanh thiết bị điện thông minh, liên tục tìm hiểu các tòa văn phòng mới chuẩn bị mở bán ở Hà Nội. Năm ngoái, vì không gồng gánh được chi phí mặt bằng gia tăng, công ty của ông đã phải đóng cửa 4 chi nhánh sau thời gian dài cố gắng gây dựng.
"Có một văn phòng sở hữu riêng đồng nghĩa công ty có thêm tài sản giá trị, giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng chi phí mỗi khi giá thuê văn phòng leo thang", ông Vinh chia sẻ.
Sở hữu văn phòng riêng - nền móng vững chắc của doanh nghiệp
Một khảo sát gần đây của đơn vị nghiên cứu CBRE cho biết giá thuê là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định gia hạn hợp đồng của 65% người tham gia. Trong khi đó, khoảng một nửa người được hỏi nói tiết kiệm chi phí, điều khoản thuê tốt là yếu tố tiên quyết tác động đến quyết định di dời văn phòng.
Để hạn chế gánh nặng về chi phí mặt bằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc sở hữu văn phòng riêng được nhiều chuyên gia đánh giá là giải pháp tối ưu tạo nền móng vững chắc cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Lộc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSH Group, cho biết việc sở hữu văn phòng riêng cho chính mình, doanh nghiệp đã biến chi phí cố định phải bỏ ra hàng tháng thành tài sản có tiềm năng tăng giá trị trong tương lai. Đây sẽ là nguồn lực thúc đẩy doanh nghiệp có thể đầu tư và phát triển bền vững, chống chọi được cả những "cơn bão" bất ngờ.
"Doanh nghiệp giống như ngôi nhà, nếu không có nền móng vững chắc của riêng mình, chỉ qua 2-3 cơn bão thị trường cũng có thể khiến mọi tâm huyết của chủ doanh nghiệp và cộng sự sụp đổ", CEO Nguyễn Xuân Lộc cho hay.
Việc sở hữu văn phòng riêng cũng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hơn bởi giá thuê văn phòng hiện nay tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt tại những tòa văn phòng hạng A ở trung tâm, có vị trí đắc địa. Chưa kể, mặt bằng văn phòng cũng là tài sản đầu tư hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cho thuê diện tích trống nếu chưa ưu tiên mở rộng quy mô, biến chi phí cố định thành dòng vốn để phân bổ cho các hoạt động kinh doanh khác.
Tòa nhà Vinaconex Diamond Tower do MSH Group làm đơn vị phát triển dự kiến mở bán vào tháng 11.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chủ động thiết kế, nâng cấp, sửa chữa không gian làm việc tùy theo yêu cầu khi sở hữu văn phòng riêng. Đây là ưu thế để công ty chủ động xây dựng hình ảnh và văn hoá riêng biệt với "ngôi nhà" của mình mà không bị hạn chế bởi đơn vị cho thuê thứ hai. Một văn phòng được thiết kế chuyên nghiệp, riêng biệt sẽ tạo ấn tượng tốt với đối tác, khách hàng, giúp nâng cao hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Hiện Hà Nội có khoảng 90.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, đứng top đầu toàn quốc. Trước nhu cầu sở hữu văn phòng riêng ngày càng lớn, nhiều dự án văn phòng mới chuẩn bị ra mắt cuối năm đang được đông đảo khách hàng săn đón. Điển hình vào tháng 11, Hà Nội sẽ có thêm dự án Vinaconex Diamond Tower nằm giáp Vành đai 2, ở ngã tư Bạch Mai - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) dự kiến mở bán do MSH Group làm tổng đại lý độc quyền phân phối. Dự án có 20 tầng văn phòng với diện tích sàn lên đến gần 47.000 m2. Giá thuê dự án chỉ khoảng khoảng 19,7 USD mỗi m2 (chưa gồm VAT), được nhiều khách hàng đánh giá cạnh tranh với các tòa văn phòng hạng A trong khu vực.
Sảnh chính tòa nhà được thiết kế tối ưu hoá diện tích sử dụng và công năng với tông màu ấm, sang trọng.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, sở hữu văn phòng sẽ là xu hướng ưa chuộng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thời gian tới. Bởi đầu tư mặt bằng riêng cũng chính là đầu tư nền móng vững chắc, tạo động lực để doanh nghiệp vượt sóng gió vươn ra biển lớn.
Phụ nữ số