Samsung hỗ trợ chuẩn 4G trên nhiều dòng smartphone
Người tiêu dùng cũng như các tín đồ công nghệ Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để tin rằng công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư (4th- Generation) sẽ sớm trở thành xu hướng tại Việt Nam từ cuối năm 2016 này.
Các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone và Mobifone, cộng thêm thông tin Chính phủ đã hoàn tất quá trình sắp xếp băng tầng 1800MHz cho mạng 4G.
Tại các khu vực thử nghiệm 4G gồm Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng các gói thuê bao phổ thông với tốc độ truyền – tải dữ liệu trên lý thuyết nằm ở mức trung bình từ 250 - 300 Mbps, vẫn thấp hơn khá nhiều so với con số 1 - 1,5 Gb/s khi công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ 4 hoạt động trong môi trường lý tưởng.
Thế nhưng nếu so sánh với 3G, đường truyền cố định ADSL hoặc thậm chí với các gói cáp quang phổ thông, trải nghiệm thực tế 4G với mức tốc độ trung bình download/upload nằm ổn định ở mức 200/75 Mbps, hứa hẹn mở ra một thời đại công nghệ mới tại Việt Nam.
Theo báo cáo của World Bank khi tỷ lệ người dân của một quốc gia sử dụng băng rộng tăng 10% thì GDP sẽ tăng 1%, đây cũng là điều dễ hiểu bởi tốc độ truyền dẫn dữ liệu hiện nay vẫn đang là một chướng ngại lớn cho các hoạt động kinh tế hiện đại như chính phủ điện tử, giao dịch trực tuyến, giáo dục từ xa…
Nếu tốc độ 4G tại Việt Nam sau quá trình thử nghiệm vẫn giữ vững hoặc được cải thiện tốt hơn, kèm theo mức giá không chênh lệch là mấy so với các gói cước 3G hiện tại, hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia công nghệ sẽ không còn mấy xa vời.
Vấn đề tiếp theo được đặt ra sau khả năng của nhà mạng là khả năng của thiết bị, đặc biệt là smartphone và tablet, những sản phẩm hưởng lợi trực tiếp từ bước nhảy của tốc độ đường truyền.
Hiện nay tại Việt Nam, hầu như chỉ có các thiết bị thuộc dòng cao cấp như Apple iPhone 6, 6 Plus, LG G Flex 2, G4, V10,… được hỗ trợ LTE Cat 6, Cat 9.
Duy chỉ có ông lớn công nghệ Samsung luôn dẫn đầu khi “chơi đẹp” hỗ trợ chuẩn 4G trên cả dòng sản phẩm từ cao cấp, tầm trung đến phổ thông.
Với kinh nghiệm xử lý và hỗ trợ 4G từ nhiều năm trước tại quê hương Hàn Quốc, việc các dòng sản phẩm cao cấp như Series Galaxy S (từ S6 trở lên) và Galaxy Note (từ Note5 trở lên) của Samsung đều được mặc định có khả năng kết nối 4G.
Điều đáng nói ở đây là ngay cả với những dòng sản phẩm tầm trung như Galaxy A (2016) (tại Việt Nam là Galaxy A5 và A7) hay dòng phổ thông như Galaxy J2/J3 LTE và mới đây là Galaxy J5 và J7, Samsung đều đã đón đầu xu hướng phát triển của 4G bằng khả năng đáp ứng tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 300 Mbps.
Người dùng Samsung tại Việt Nam giờ đây có thể yên tâm trên tay mình đang là thiết bị “sẵn sàng cho 4G”, điều duy nhất cần phải làm khi công nghệ này xuất hiện đồng loạt vào cuối năm 2016 chỉ đơn giản là kiểm tra xem chiếc điện thoại mình đang sử dụng đã chuyển sang băng tầng 4G hay chưa bằng cách: vào Cài đặt > Các mạng di động > Chế độ mạng > LTE/WCD-MA/GSM.
Ở thời điểm hiện tại, các thiết bị Samsung đang thể hiện khá tốt khả năng kết nối 4G của mình tại các khu vực thử nghiệm mạng, những ứng dụng liên quan trực tiếp đến giải trí và công việc nhờ đó cũng đã có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình: video call bằng Facebook hoặc Skype giữ vững chất lượng HD suốt hơn 80% thời gian 5 phút gọi thử nghiệm, bên cạnh đó những file dung lượng khá lớn (từ 100 – 300 MB) cũng được truyền tải nhanh hơn khi sử dụng Google Drive và FShare, trung bình thời gian download chỉ còn từ 3 đến 8 phút.
Thời điểm “cơn bão” 4G đổ bộ Việt Nam chỉ còn tính bằng tháng, song song đó khoảng thời điểm cuối năm cũng là lúc Samsung thường cho ra mắt những chương trình khuyến mãi dành cho người tiêu dùng. Người hưởng lợi tất nhiên là những khách hàng như chúng ta, nhưng câu chuyện sẽ còn hấp dẫn đến đâu có lẽ vẫn phải chờ câu trả lời từ Samsung, tập đoàn công nghệ lớn nhất nhì thế giới.
Đón đầu công nghệ là một chuyện, nhưng việc Samsung đáp trả ra sao với các động thái của đối thủ khi 4G chắc chắn sẽ là một xu hướng vẫn là một dấu chấm hỏi đáng được chúng ta chờ đợi.