MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sản xuất than đang trên đà phá vỡ kỷ lục trong năm 2021

26-12-2021 - 09:13 AM | Thị trường

Sản xuất than đang trên đà phá vỡ kỷ lục trong năm 2021

Sản xuất than được thiết lập đạt mức cao nhất mọi thời đại mặc cho việc nhiều quốc gia hạn chế sản xuất để đạt mục tiêu trung hòa cacbon sau COP26 (Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc).

Nhu cầu than tiếp tục tăng đến năm 2021 chủ yếu do các nước lớn thuộc châu Á vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, cũng như tình trạng thiếu khí đốt buộc các quốc gia châu Âu phải chuyển trở lại dùng than đá. 

Than đã phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, với mức sản xuất được thiết lập để đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021 và mức nhu cầu đạt đỉnh vào năm 2022. Sản xuất điện từ than trên toàn thế giới bắt đầu giảm vào năm 2019 và 2020 nhưng dự kiến tăng khoảng 9% trong năm nay để đạt 10.350 terawatt/giờ.

Nhu cầu gia tăng phần lớn là do sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhanh hơn dự kiến sau đại dịch Covid-19. Trong suốt năm 2020, nhu cầu về than, dầu và khí đốt đã giảm đáng kể khi các quốc gia trên thế giới áp đặt các hạn chế đối với việc di chuyển. 

Nhiều tổ chức coi đây là thời điểm để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các lựa chọn thay thế tái tạo. Tuy nhiên, khi nhu cầu năng lượng tăng vào năm 2021, một số quốc gia đã gặp khó khăn trong việc sản xuất đủ dầu và khí đốt, dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Giá nhiên liệu hóa thạch tăng cũng đã đẩy người tiêu dùng trở lại với than, vốn có giá cạnh tranh hơn.

Giám đốc điều hành IEA, Fatih Birol, bày tỏ lo ngại về xu hướng này. "Than là nguồn phát thải carbon lớn nhất. Mức độ sản xuất năng lượng từ than cao trong lịch sử năm nay là một dấu hiệu đáng lo ngại về việc thế giới đang đi xa như thế nào trong nỗ lực đưa lượng khí thải vào sự suy giảm về mức bằng 0".

Một trong những vấn đề chính với sản xuất than là nó không chỉ giải phóng lượng khí thải carbon vào khí quyển mà còn cả sulfur dioxide, hạt vi và oxit nitơ. Trên thực tế, nhiều người coi than là "nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất". Điều này giải thích tại sao nhiều chính phủ đang thúc đẩy các chính sách chấm dứt sản xuất than để ủng hộ các nguồn năng lượng sạch hơn.

Mới đây, lãnh đạo hàng loạt cường quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 để giải quyết lại mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sản xuất nhiên liệu hóa thạch như một phần của kế hoạch trung hòa cacbon. Nhưng hai trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào than đá để đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Thực tế, cả hai đã quyết định thay đổi tiếng nói vào phút chót trong một thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch, từ "loại bỏ" than sang "giảm bớt".

Sản xuất than đang trên đà phá vỡ kỷ lục trong năm 2021 - Ảnh 1.

Một tổ hợp nhà máy điện than tại Hồ Nam phả khói mờ mịt lên bầu trời.

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nhà sản xuất than lớn nhất thế giới, chiếm 2/3 nhu cầu than toàn cầu. Mặc dù hai nước đã cam kết đạt được lượng khí thải carbon bằng 0 lần lượt vào năm 2060 và 2070, nhưng sự phụ thuộc nặng nề của họ vào than đá khiến nhiều mục tiêu khí hậu của họ dường như không thể thực hiện. Ví dụ, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ không còn đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy than mới ở nước ngoài vào đầu năm nay, họ vẫn đang theo đuổi kế hoạch xây dựng 60 nhà máy than trong nước.

Và bây giờ, có vẻ như ngay cả các quốc gia đã từng thực hiện các chiến lược để loại bỏ than cũng buộc phải sử dụng than trở lại trong năm nay. Lưu lượng gió thấp và nhu cầu năng lượng tăng, Đức đã phải dựa vào than và năng lượng hạt nhân để sản xuất điện trong suốt năm 2021. Điều này có nghĩa là đóng góp của than và điện hạt nhân cho sản xuất năng lượng đạt 40% trong năm nay, so với 35% của năm 2020, với năng lượng tái tạo chiếm 41% so với 44% năm ngoái. Hiện tại, Đức đang có kế hoạch chấm dứt sản xuất điện hạt nhân vào cuối năm 2022 và loại bỏ than vào năm 2030.

Ngay cả Vương quốc Anh, nước cam kết chấm dứt sản xuất than sớm hơn một năm so với dự kiến vào năm 2024, đã phải đốt các nhà máy than vào tháng 9 để đáp ứng nhu cầu điện khi đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt và giá cả tăng cao. Trong thời gian này, than đóng góp 3% năng lượng quốc gia, thay vì trung bình 2,2%. Điều này đã xảy ra sau thời điểm mang tính bước ngoặt, khi đó Vương quốc Anh đã chạy không có than trong ba ngày vào tháng Tám.

Nhiều người tin rằng cần phải có đáng kể số tiền đầu tư để tăng tốc độ loại bỏ than. Các công ty điều hành các nhà máy than không muốn đóng cửa trước khi kiếm đủ lợi nhuận, ngay cả khi hoạt động của họ là mối đe dọa đối với môi trường, trừ khi các chính phủ có thể đưa ra các ưu đãi tài chính để họ ngừng sản xuất.

Tham khảo: Southeastasianews

Khánh Huyền

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên