MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sáng đầu tuần, hàng loạt khu vực Hà Nội "chuyển tím", ô nhiễm không khí đứng đầu thế giới

30-12-2024 - 13:39 PM | Xã hội

Sáng nay (ngày 30/12), trên ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Theo thông tin từ báo Sức khoẻ và đời sống, lúc 9h sáng nay (ngày 30/12) ứng dụng này xếp Hà Nội ô nhiễm top 1 thế giới với AQI là 240 - ngưỡng tím, sau đó là thành phố Bagdad (Irag), Dhaka (Bangladesh).

Nhiều điểm đo ghi nhận chất lượng không khí ở ngưỡng tím - ngưỡng rất có hại cho sức khỏe như Quảng Bá AQI 267, Hồ Tây AQI 292, Vinhome riverside AQI 258, Cừ Khôi (Long Biên) AQI 253, Quảng Bá AQI 267, Ciputra (Tây Hồ) AQI 257, Hoàng Quốc Việt AQI 251... Cá biệt có điểm đo ở ngưỡng nâu - ngưỡng nguy hại cho sức khỏe con người là Quảng Khánh (Tây Hồ) với AQI mức 340.

Ứng dụng Pam Air cũng ghi nhận nhiều điểm đo với AQI ở ngưỡng tím như huyện Đông Anh AQI 269, Chùa Láng (Quận Đống Đa) AQI 251, Đội Cấn (Ba Đình) AQI 285, Phú Đông (Ba Vì) AQI 242...

Sáng đầu tuần, hàng loạt khu vực Hà Nội "chuyển tím", ô nhiễm không khí đứng đầu thế giới- Ảnh 1.

Theo ứng dụng theo dõi chất lượng không khí VN AIR (thông tin được công bố từ nguồn dữ liệu quan trắc do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện), lúc 8 giờ ngày 30/12, kết quả quan trắc tại một số tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng ở mức rất xấu.

Tại tỉnh Thái Nguyên, kết quả quan trắc tại 4 trạm là đường Hùng Vương (thành phố Thái Nguyên), phường Mỏ Chè (thành phố Sông Công), phường Quan Triều (thành phố Thái Nguyên), khu vực sân vận động Gang Thép (phường Trung Thành, thành phố Thái Nguyên) lần lượt có chỉ số chất lượng không khí (AQI) là: 201, 213, 217 và 224.

Khi chỉ số AQI ở mức 201-300, tương ứng với thang màu tím, thể hiện chất lượng không khí ở mức rất xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cộng đồng.

Liên quan đến vấn đề này, báo Tuổi trẻ cũng thông tin, tổng hợp từ các nghiên cứu kiểm kê khác nhau của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới và các nghiên cứu khác cho thấy, về tỉ lệ đóng góp của các nguồn thải vào nồng độ bụi sơ cấp PM2.5 tại 11 điểm trên địa bàn Thủ đô, tùy vào từng điểm, mức độ đóng góp của các nguồn chiếm tỉ lệ khác nhau. Nguồn giao thông (bao gồm cả bụi đường) là nguồn có đóng góp mức cao nhất (từ 58% - 74%), tiếp đến là nguồn công nghiệp (từ 14% - 23%), nguồn nông nghiệp (từ 3,4% - 18,9%), nguồn dân sinh và nguồn đốt rác có mức đóng góp thấp nhất.

Hà Nội đang có kế hoạch giảm phát thải từ nguồn giao thông của Hà Nội gồm: Giảm bụi đường, trong đó tăng cường công tác rửa đường; Giảm ùn tắc giao thông bằng cách điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý; Phân vùng giao thông và thu phí phân vùng; Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy; Xây dựng khu vực phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông phát thải vượt mức cho phép; Đầu tư chuyển đổi phương tiện giao thông, khuyến khích phương tiện giao thông công cộng...

Theo Phạm Trang

Đời sống và pháp luật

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên