Sang năm 2022, sẽ áp dụng tiền lương theo vị trí làm việc với cán bộ, công chức
Năm 2021 dự kiến là năm năm cuối cùng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng tính lương theo cách thức cũ. Sang năm 2022, lương của các đối tượng này sẽ có sự thay đổi.
- 11-10-2021Phó Chủ tịch VinFast châu Âu nói gì về việc hãng 'một mình một đường, chân ướt chân ráo khởi nghiệp'?
- 10-10-2021Kinh tế Việt Nam nhìn từ danh sách tỷ phú USD: Người Việt có thực sự giàu lên từ bất động sản?
- 09-10-2021Khách đi máy bay từ TP. HCM ra Hà Nội phải cách ly tập trung 7 ngày, tự đảm bảo chi phí cách ly và xét nghiệm
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý về thực hiện chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội tại Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH ngày 4/1/2021 của Bộ LĐTBXH về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2021.
Tiếp tục triển khai Nghị quyết 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện trong năm 2022 theo lộ trình đã được Hội nghị Trung ương 13 kết luận.
Do vậy, bảng lương mới theo vị trí việc làm với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện trong năm 2022 theo lộ trình đã được Hội nghị Trung ương 13 kết luận.
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 về giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh, hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế: kết hợp hài hòa nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Tăng cường thông tin, tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt là các hoạt động đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nâng cao tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; có giải pháp duy trì đối tượng đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiếp tục thu hút các đối tượng mới tham gia bảo hiểm xã hội, hạn chế tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH có hiệu lực từ ngày ký ban hành.