MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sắp sang năm 2022, giá xăng, dầu sẽ có gì thay đổi?

Sắp sang năm 2022, giá xăng, dầu sẽ có gì thay đổi?

Từ ngày 2/1/2022, nhiều quy định mới về xăng, dầu chính thức có hiệu lực, đáng chú ý nhất phải kể đến Nghị định 95/2021/NĐ-CP. Vậy giá xăng, dầu trong năm 2022 sẽ có gì thay đổi?

10 ngày điều chỉnh giá, xăng một lần

Liên quan đến thời gian điều hành giá xăng, dầu, Nghị định 95 quy định thời gian điều hành giá xăng dầu sẽ vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng.

Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Nếu kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP : "thời gian giữa 02 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá".

Như vậy, quy định mới đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá xăng, dầu từ 15 ngày/lần xuống còn 10 ngày/lần. Việc rút ngắn này được cho là sẽ giúp giá xăng, dầu trong nước bám sát hơn diễn biến của thị trường thế giới và tránh tăng giá sốc, giảm giá chậm như thực tế vẫn thường thấy lâu nay.

Công thức mới tính giá cơ sở xăng, dầu

Theo Nghị định 95, giá cơ sở xăng, dầu được xác định bằng công thức:

Giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu x tỷ trọng sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu + giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước x tỷ trọng sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước.

Trong khi đó, giá cơ sở của xăng, dầu đóng vai trò là căn cứ để quyết định giá bán lẻ xăng, dầu trong nước (riêng dầu madút là giá bán buôn). Việc ban hành công thức mới tính giá cơ sở xăng, dầu được cho sẽ khiến giá bán lẻ xăng, dầu trong nước kể từ ngày 02/01/2022 có nhiều thay đổi.

Theo công thức trên, giá cơ sở xăng, dầu được xác định dựa vào hai nguồn tách biệt là sản xuất trong nước, nhập khẩu, phản ánh đúng thực tế hơn, nhằm giúp giá bán lẻ xăng, dầu được kiểm soát chặt chẽ hơn, thay vì chỉ dựa vào đà tăng của thế giới.

Một số chính sách khác về giá xăng dầu áp dụng từ 2/1/2022

- Thông tư 103/2021/TT-BTC về trích lập, chi sử dụng, quản lý quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Cụ thể, thông tư này quy định, mỗi lít xăng trích 300 đồng vào Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Việc trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện đồng thời với kỳ điều hành giá cơ sở.

- Thông tư 104/2021/TT-BTC về phương pháp xác định yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu quy định, lợi nhuận định mức tối đa áp dụng trong công thức giá cơ sở xăng, dầu là 300 đồng/ lít, kg. Lợi nhuận thực tế thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng, dầu.

- Thông tư 17/2021/TT-BTC sửa Thông tư 38/2014/TT-BTC về kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, thông tư quy định, chỉ các địa bàn thuộc tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đẩo theo Quyết định 964/QĐ-TTg mới được phép bán xăng, dầu bằng các thiết bị nhỏ có sức chứa dưới 200 lít.

Giang Anh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên