Sau 10 năm điều hành công ty tuyển dụng, tôi nhận ra đây là 4 câu hỏi vàng giúp số đông có việc trong "phút mốt": Bạn từng làm được mấy điều?
Chìa khóa để thành công trong các cuộc phỏng vấn xin việc không chỉ đưa ra những câu trả lời chính xác mà còn phải đặt những câu hỏi đúng trọng tâm.
- 17-04-2021Thạc sĩ người Việt "bày cách" vào Harvard: Không phải xem mình có đủ điều kiện để được nhận không, mà là trường có đáp ứng được điều kiện của mình
- 17-04-2021Nữ doanh nhân 33 tuổi và lộ trình trở thành triệu phú tuổi 36: “Tôi chưa bao giờ có ý định ngừng làm việc”
- 17-04-2021“Đầu tư nhẹ đầu - Giá trị bền lâu” với các chuyên gia thành đạt
Bài chia sẻ của Atta Tarki - nhà văn tự do, người sáng lập và Giám đốc điều hành của ECA Partners trên báo CNBC Makeit:
Từ quan điểm của người quản lý tuyển dụng, việc không lên tiếng đưa ra suy nghĩ khiến các ứng viên trông có vẻ nhàm chán. Mặc dù vậy, bạn không thể hỏi một cách vu vơ, ngẫu nhiên không chủ đích. Điều này khiến bản thân bạn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Vậy muốn gây được thiện cảm tốt với nhà tuyển dụng và nhanh chóng nhận được cái "gật đầu" của họ thì chúng ta nên đưa ra câu hỏi gì?
Dưới đây là bốn câu hỏi mà tôi muốn các ứng viên hỏi trong cuộc phỏng vấn xin việc:
1. Ông/bà có thể đưa ra ví dụ về những người trước đây từng giữ vị trí này nhưng chưa phù hợp không? Điều gì ở họ khiến ông/bà không hài lòng?
Nếu những người quản lý tuyển dụng mô tả về một người có vẻ giống bạn, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng bạn nên xem xét lại liệu mình có phù hợp với công việc hay không.
Ngoài ra, hãy để ý, quan sát người quản lý mà đã sa thải nhân viên bằng những lý do không cụ thể. Ví dụ như: "Họ có vẻ rất lười biếng" hoặc "Tôi không bao giờ biết họ đã dành thời gian để làm gì?". Thông thường, đây là những dấu hiệu cảnh báo một ông chủ có kỹ năng quản lý và lãnh đạo kém.
Nếu điều này xảy ra, hãy thử tiếp tục với câu hỏi: "Có cá nhân nào mà ông/bà tôn trọng, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn cho vị trí này không?"
Nếu những người quản lý tuyển dụng mô tả về một người có vẻ giống bạn, đó là một dấu hiệu rõ ràng rằng bạn nên xem xét lại liệu mình có phù hợp với công việc hay không.
2. "Bạn mong đợi người giữ vị trí này làm việc bao nhiêu giờ mỗi tuần?"
Đối với nhiều người, đây là một chủ đề khó đưa ra vì họ không muốn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bản thân không phải là một người siêng năng. Bên cạnh đó, họ muốn thể hiện rằng mình có thể sẵn sàng tăng ca để làm việc.
Tuy nhiên, nếu một công ty mong đợi bạn làm việc 80 giờ mỗi tuần, điều đó có thể không khả thi dựa trên lối sống của bạn. Ví dụ: nếu bạn là cha mẹ và yêu cầu sự linh hoạt hơn, bạn có thể nói: "Tôi biết mình rất giỏi trong công việc này, nhưng điều quan trọng đối với tôi là có thể đón con đi học vào buổi chiều. Điều này có phù hợp với yêu cầu của công ty mình không?".
Các nhà quản lý tuyển dụng đánh giá cao khi các ứng viên trung thực và đưa ra các ưu tiên của họ ngay từ đầu. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và sức lực cho cả hai bên.
3. "Bao lâu thì công ty sẽ tăng lương cho nhân viên?"
Các cuộc thảo luận về tiền bạc luôn phức tạp. Hầu hết các ứng viên cố gắng tránh hoàn toàn trong quá trình phỏng vấn. Hoặc họ sẽ đợi cho đến khi được đưa ra đề nghị. Vì vậy, tôi luôn bị ấn tượng bởi những người không ngại hỏi về vấn đề này.
Tôi từng phỏng vấn một ứng viên đủ mạnh dạn để hỏi rằng: "Tôi đang tìm kiếm một công việc mang lại khả năng tài chính. Do vậy, bao lâu thì công ty sẽ xem xét tăng lương cho nhân viên được và dựa trên những yếu tố nào?".
Nếu nhà tuyển dụng tìm thấy một ứng viên sáng giá, họ thường sẽ cố gắng đưa ra mức lương khởi điểm cạnh tranh. Thậm chí, họ có thể đưa ra các thỏa thuận tiền thưởng, chẳng hạn như: "Nếu bạn đáp ứng [X, Y, Z] kỳ vọng trong năm đầu tiên làm việc, bạn sẽ được tăng lương [X]%".
4. "Công ty có những lợi ích phát triển nghề nghiệp nào?"
Khi ai đó hỏi tôi về cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, điều đó khiến tôi biết rằng họ muốn vượt quá mong đợi. Vì vậy, đừng ngại hỏi về lợi ích phát triển nghề nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng cung cấp bảo hiểm tài chính một phần hoặc toàn bộ cho các lớp giáo dục thường xuyên hoặc các chứng chỉ liên quan.
Tôi luôn đánh giá cao một ứng viên biết suy nghĩ về cách họ có thể phát triển kỹ năng của mình và tăng thêm giá trị cho công ty. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng không muốn nhốt bạn mãi ở một vị trí giống nhau; họ muốn thấy bạn phát triển lên một vị trí cao hơn.