MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 10 năm tuyển chọn nhân tài cho công ty, tôi rút ra tiêu chí hàng đầu cần phải có người mới: Bỏ qua hôm nay, bạn sẽ hối tiếc về sau!

06-05-2019 - 10:17 AM | Sống

"Nếu như công ty bạn là một chiếc xe, hãy mời những người thích hợp lên xe và những người không thích hợp xuống xe", James C. Collins - nhà quản lý nói.

Nhận ai đó vào công ty của bạn là cả một quá trình nan giải, phức tạp và sẽ xảy ra nhiều rủi ro nếu như bạn chọn sai người. Dưới đây là tiêu chuẩn hàng đầu của bà Jessica Liebman trong việc tuyển chọn nhân viên: 

Sau 10 năm tuyển chọn nhân tài cho công ty, tôi rút ra tiêu chí hàng đầu cần phải có người mới: Bỏ qua hôm nay, bạn sẽ hối tiếc về sau! - Ảnh 1.

Sự thật là trong quá trình tuyển dụng chúng ta không thể phát hiện được ra hết những đặc điểm, tính cách cũng như là năng lực của nhân viên. Những nhà tuyển dụng thường đưa ra quyết định của mình dựa trên một ít thông tin mà họ thấy được trong vài giờ nói chuyện với ứng viên, đôi khi thậm chí không phải là trực tiếp gặp mặt.

Sự thật là trong quá trình tuyển dụng chúng ta không thể phát hiện được ra hết những đặc điểm, tính cách cũng như là năng lực của nhân viên. Những nhà tuyển dụng thường đưa ra quyết định của mình dựa trên một ít thông tin mà họ thấy được trong vài giờ nói chuyện với ứng viên, đôi khi thậm chí không phải là trực tiếp gặp mặt.

Có thể bạn giao cho ứng viên của mình làm một bài kiểm tra hoặc hoàn thành một báo cáo, và bạn đã nói chuyện với những người làm việc với họ trước đó. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ biết họ thực sự là người như thế nào cho đến khi làm việc cùng nhau. Và đôi khi, ngay cả những người được tuyển với tương lai đáng mong đợi nhất cũng trở thành người không thích hợp sau đó.

Với vai trò là biên tập viên quản lý điều hành của Insider Inc., tôi phỏng vấn mọi người mọi lúc cho các "công việc mở". Tôi đã thuê hàng trăm người trong số họ. Khi tôi mới bắt đầu tuyển dụng, tôi đã đưa ra một quy tắc đơn giản: Tôi sẽ không chuyển một ứng viên sang giai đoạn tiếp theo trong quá trình phỏng vấn trừ khi họ gửi email cảm ơn.

Vào năm 2012, tôi đã viết một bài giải thích về sai lầm số 1 mà những người tôi đã phỏng vấn đang mắc phải: Không gửi email cảm ơn. Đã có rất nhiều người phản đối điều này và họ gửi những email với thái độ giận dữ cho tôi.

Tuy nhiên, bảy năm sau, tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình. Là một người quản lý tuyển dụng, bạn nên mong đợi một email cảm ơn và không nên tiếp tục đưa ra lời đề nghị cho ai không làm điều đó.

Tại sao chúng ta lại phải làm vậy?

Email cảm ơn phản ánh hai điều quan trọng:

1. Nó cho thấy rằng ứng viên đó đang khao khát công việc này - hay nói cách khác, không có email cảm ơn nghĩa là người đó đang không thực sự muốn công việc này. 

Một số lần chúng tôi đã tiếp tục làm việc với các ứng cử viên mặc dù không nhận được lời cảm ơn. Và kết quả là chúng tôi đã bị lờ đi, hoặc lời đề nghị cuối cùng mà chúng tôi đưa ra bị từ chối. Một vài lần khác, lời đề nghị được chấp nhận nhưng những người đó đều rời đi trước ngày bắt đầu hoặc rời đi sau một vài tháng làm việc.

Sau 10 năm tuyển chọn nhân tài cho công ty, tôi rút ra tiêu chí hàng đầu cần phải có người mới: Bỏ qua hôm nay, bạn sẽ hối tiếc về sau! - Ảnh 2.

Là một người quản lý tuyển dụng, bạn nên mong đợi một email cảm ơn và không nên tiếp tục đưa ra lời đề nghị cho ai không làm điều đó.

2. Vậy làm thế nào để biết người được phỏng vấn có hay không thích hợp cho công ty của bạn? Mặc dù gửi thư cảm ơn không nhất thiết đảm bảo người đó sẽ là một ứng viên giỏi, nhưng nó cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết: Ứng viên rất háo hức, có kỉ luật và lịch sự, lễ phép. 

Nó cũng cho thấy sự tháo vát, nhanh nhạy bởi vì ứng viên thường phải tìm kiếm một địa chỉ email mà người phỏng vấn không bao giờ cung cấp cho họ. Tại Insider Inc., chúng tôi tìm cách thuê những người phù hợp nhất. Email cảm ơn chính là một dấu hiệu để tìm ra những ứng viên tốt nhất.

Để hiểu một cách rõ ràng hơn, một lời cảm ơn không đảm bảo rằng bạn sẽ thuê được một nhân tài. Nhưng sử dụng email cảm ơn như một "thử thách" để có thể gia nhập vào công ty của chúng tôi, đã đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực.

 

Nguyễn Nguyễn

Business Insider

Trở lên trên