Sau 1.000 năm, 6 câu nói này vẫn vận vào mỗi người, đừng phạm phải kẻo cả đời hối tiếc
Chúng ta hãy đọc để biết rằng, chỉ có nỗ lực không phạm phải bất cứ điều nào trong số này, cuộc đời bạn mới có thể thong dong tự tại, không chìm trong hối hận muộn màng.
- 20-04-2017Bí mật giấu kín suốt 9 năm trong ví của một ông bố khiến hơn 30.000 người xúc động
- 19-04-2017Những người thành công nhất khẳng định, đây là tính cách khiến phần lớn chúng ta thất bại
- 19-04-2017TS Nguyễn Thị Minh Thái: Người ngoài nghe ung thư đã sợ, tôi nhờ bí quyết này để vượt qua
Tể tướng thời Bắc Tống - Khấu Chuẩn - từng lưu lại một bài thơ rất ý nghĩa, có tiêu đề "Lục hối minh" – tạm dịch là 6 câu nói ghi tâm khắc cốt về những điều hối hận lớn nhất trong đời như sau:
"Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc
Giàu không cần kiệm, nghèo mới xót xa
Trẻ không hiếu học, già hối đã muộn
Thấy việc không học, khi cần không có, hối hận khôn nguôi
Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối muộn màng
An không điều dưỡng, đổ bệnh trách ai".
Làm quan tư lợi, mất rồi mới tiếc
Trong xã hội phong kiến xưa, quan lại là người đứng trên dân một bậc, hưởng lộc của triều đình và chịu trách nhiệm chăm lo cho đời sống của muôn dân. Đó cũng là lý do họ được ví như "phụ mẫu" của dân.
Chính vì thế, trách nhiệm và nghĩa vụ của những người đứng trong quan trường là phải công tâm, lấy dân làm gốc, không được phép vì lợi ích cá nhân mà làm sai đạo lý, bao che, nhận hối lộ…
Làm sai bổn phận và trách nhiệm, bị phơi bày sai phạm, lúc bấy giờ hối hận đã quá muộn.
Giàu không cần kiệm, nghèo mới xót xa
Cho đến bây giờ, người Việt đôi khi vẫn truyền miệng câu nói: Miệng ăn núi lở, ý chỉ không biết cần kiệm, chỉ biết lãng phí xa hoa lãng phí thì có giàu đến đâu rồi cũng nhanh chóng trở nên bần hàn túng thiếu.
"Từ nghèo lên giàu chẳng mấy, từ chỗ xa hoa học cách tiết kiệm mới khó", một khi đã quá quen với những ngày thoải mái vung tay quá trán, một khi rơi vào trạng thái nghèo túng, không chỉ cảm thấy thiếu thống về mặt vật chất và tâm lý cũng khó có thể chấp nhận thực tế này.
Khi giàu có được người khác trọng vọng, xu nịnh, rơi vào cảnh bần hàn tình người nguội lạnh, nhớ lại những ngày tháng huy hoàng trước kia, hối hận cũng đã muộn!
Trẻ không hiếu học, già hối đã muộn
Người trẻ tuổi có đầu óc nhạy bén, minh mẫn, thể lực dồi dào, vì thế mà dễ tiếp thu những thứ mới mẻ trong cuộc sống, từ đó tạo dựng được một nền tảng vững chắc về kiến thức cũng như kỹ năng sống cho cả đời người.
Nếu trẻ không học mà lười biếng ham những thú vui tầm thường, đến ngày tóc bạc mới toan đi học, e rằng có dùng vàng bạc cũng khó có thể mua được trí thức.
Có biết bao người đã lãng phí tuổi trẻ mà không biết rằng họ đang tự tay hủy hoại tương lai của mình. Hãy trân trọng quãng thời gian này để tích lũy kiến thức vô biên để về già không tiếc nuối!
Thấy việc không học, khi cần không có, hối hận khôn nguôi
Ở đời, những thứ học được đôi khi không dùng ngay nhưng không có nghĩa là chúng ta không bao giờ dùng đến những thứ đã từng mắt thấy tai nghe.
Đi một ngày đàng học một sàng khôn, trong thực tiễn cuộc sống, hãy giữ tinh thần học hỏi, luôn quan sát, lắng nghe tìm hiểu, lưu tâm một chút đến những gì gặp phải, ắt sẽ có lúc sẽ dùng đến.
Việc tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ giúp chúng ta trường thành hơn. Chỉ có những người từ chối học tập mới trở nên già cỗi, đến lúc cần dùng kiến thức lại không có, khó khăn chồng chất, hối hận cũng không có cách nào thay đổi được.
Rượu vào cuồng ngôn, tỉnh hối muộn màng
Ngày nay, rượu bia là một thứ đầy cám dỗ. Nhiều người biết rõ nó có thể khiến họ mất đi lý trí nhưng vẫn không từ bỏ được sự thèm muốn nhất thời.
Không ít người bình thường chẳng dám nói nhưng sau khi uống rượu bia liền thao thao bất tuyệt, nói năng mất kiểm soát; không ít người bình thường không dám làm nhưng say khi uống rượu bia việc gì cũng có thể động tay động chân.
Vì rượu mà không ít người rước họa vào thân, gây họa cho người khác, tỉnh rượu rồi, hối hận cũng không còn nghĩa lý gì!
An không điều dưỡng, đổ bệnh trách ai
Nhiều người khi mắc bệnh rồi mới tỉnh ngộ, hối hận rằng bình thường khi khỏe mạnh không biết trân trọng, giữ gìn sức khỏe. Họ không biết nghỉ ngơi đúng giờ, không biết làm việc sao cho hợp lý.
Thậm chí có những người chỉ vừa khỏi bệnh đã lập tức ngược đãi sức khỏe. Tính toán danh lợi, làm việc quá sức; ham mê tửu sắc vô độ, không biết tiết chế… đến khi ăn không ngon ngủ không yên, bệnh tật tìm đến, con người mới tiếp tục hối hận.
Giá như trước khi phát bệnh, con người có thể nghĩ sâu, nghĩ xa hơn một chút, bớt lao lực, biết trân trọng sức khỏe, giữ tâm hổn, thể trạng luôn thảnh thơi, hẳn chúng ta sẽ không phải gặm nhấm sự hối hận muộn màng.
Theo Trí Thức Trẻ