Sau 25 tuổi, chúng ta làm giàu bằng quan hệ: Năng lực là thứ yếu, vòng tròn bè bạn mới quyết định độ vinh hiển của bạn!
Các mối quan hệ sau 25 tuổi đa phần đều là những cuộc trao đổi tài nguyên và nguồn lực. Bạn sở hữu loại nguồn lực nào mà có thể chia sẻ cho mọi người, thì bạn sẽ thu hút được những loại người đang cần nó.
- 20-11-2021Chân dung chàng trai 25 tuổi làm Giám đốc quỹ đầu tư khởi nghiệp 10.000 tỷ: Không phải dân du học, khởi nghiệp từ năm 2, ra trường đầu quân cho CJ và Lotte
- 18-11-2021Nắm bắt cơ hội kiếm tiền từ trong đại dịch, cô gái 25 tuổi khởi nghiệp thành công, thu nhập tăng gấp 3 lần
- 08-11-2021Anh chàng kinh doanh từ trung học, 25 tuổi kiếm được 16 triệu USD trong 1 năm từ sân sau của nhà người khác
- 27-10-2021Lời khuyên của chàng trai 25 tuổi sở hữu 5 căn nhà trị giá hơn 9 triệu USD: Đầu tư bất động sản cần phải kiên định, không thay đổi
Các mối quan hệ sau 25 tuổi đa phần đều là những cuộc trao đổi tài nguyên và nguồn lực. Bạn sở hữu loại nguồn lực nào mà có thể chia sẻ cho mọi người, thì bạn sẽ thu hút được những loại người đang cần nó. Những mối quan hệ "trao đổi" kiểu này sẽ góp phần tạo nên con người của bạn. Do đó, có thể nói, thành tựu trong tương lai của bạn đều nằm hết ở đây.
Nguyên đầu tiên: Chân thành và tử tế
Chân thành và tử tế là quy tắc đầu tiên và cũng là tấm danh thiếp vàng để bắt đầu tạo lập một mối quan hệ mới. Một người không thích bắt nạt và lợi dụng người khác thường là người tử tế và chân thành. Vì vậy, những người này hoàn toàn xứng đáng là người được số phận dịu dàng và ưu ái.
Nhân vật Quách Tĩnh trong Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung cũng là một người như thế. Quách Tĩnh mồ côi cha từ thuở nhỏ, xuất thân bần hàn, tư chất bình thường. Nhưng ai ngờ một Quách Tĩnh thật thà lại làm Hoàng Dung phải lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên, khiến Hồng Thất Công phải nhận làm đệ tử chân truyền, khiến Chu Bột phải kết nghĩa làm huynh đệ.
Quách Tĩnh có được những thứ này đều là vì bản thân đã luôn đối đãi với người bằng sự chân thành, tử tế và tốt bụng. Lần đầu Quách Tĩnh gặp Hoàng Dung là khi Hoàng Dung đang cải trang thành một người ăn xin. Quách Tĩnh không những đã không chê bai xa lánh mà còn mời Hoàng Dung đi ăn một bữa. Thậm chí chỉ vì một câu đùa, mà Quách Tĩnh đã tặng ngay con ngựa quý cho Hoàng Dung khiến Hoàng Dung vô cùng cảm động.
Ở đời, chỉ cần bạn đối xử chân thành với người khác thì người khác cũng sẽ chân thành với bạn. Bất luận là làm gì thì chỉ cần bạn luôn chân thành và tử tế, thì tự khắc sẽ có nhiều người công nhận và yêu mến bạn. Chân thành và tử tế sẽ giúp chúng ta bay cao hơn, xa hơn và gặp được những người tốt hơn.
Nguyên tắc thứ hai: Dĩ hòa vi quý ắt kết giao được nhiều bạn
Trước khi làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cần phải suy đi tính lại, cân nhắc kỹ càng để tránh xung đột với người khác. Ở đời, người khôn ngoan là người biết dĩ hòa vi quý để kết bạn thay vì gây thù chuốc oán.
Trương Anh vốn là quan thượng thư bộ lễ dưới thời Khang Hy. Nhà Trương Anh với nhà họ Ngô hàng xóm đã nảy sinh mâu thuẫn vì vấn đề đất cát. Do cả hai nhà đều có người làm quan trong triều, nên không có ai dám đứng ra giải quyết chuyện này.
Người nhà đã lập tức gửi thư đến kinh thành để yêu cầu Trương Anh xử lý nhà họ Ngô. Nhưng Trương Anh đọc thư xong chỉ đáp: "Thư truyền ngàn dặm cũng chỉ vì một bức tường. Nhường người ta ba thước thì có sao. Vạn Lý Trường Thành ngày nay vẫn còn đó. Mọi người đã quên chuyện Tần Thủy Hoàng năm ấy rồi sao?"
Người nhà đọc thư xong thì thấy hổ thẹn vô cùng, nên đã chủ động lùi lại ba thước. Nhà họ Ngô thấy vậy cũng muốn dĩ hòa vi quý nên cũng đã tự động lùi lại ba thước. Nhờ vậy mà con ngõ rộng sáu thước đất nổi tiếng đã ra đời.
Người xưa vẫn dạy: "Thêm bạn bớt thù"
Con người vốn là động vật quần cư nên luôn cần phải giao tiếp kết nối với những cá thể khác mọi lúc mọi nơi. Chỉ có những người hiểu dĩ hòa vi quý, thì mới được người khác tôn trọng và yêu mến. Dĩ hòa vi quý giúp ta có thêm nhiều bạn, giúp cho sự nghiệp hanh thông và gia đình viên mãn.
Nguyên tắc thứ ba: thường xuyên qua lại thăm hỏi bạn bè thân thiết
Tục ngữ có câu: "Xa mặt cách lòng". Người dù đã từng thân quen tới đâu thì chỉ cần lâu ngày không gặp, thì cũng sẽ dần xa cách thậm chí còn biến thành người dưng.
Cho nên thi thoảng chúng ta nên đi thăm hỏi gặp lại những người ấy. Đôi bên sẽ cùng ngồi xuống trò chuyện ôn lại kỷ niệm xưa. Những giây phút này không chỉ giúp mỗi người có thể trút bỏ phiền não mà còn có thể trao đổi thông tin qua lại. Nó cũng góp phần tạo nên một tình bạn bền lâu.
Nhà thơ Lý Bạch có một người bạn thân tên là Uông Luân. Trước đây, Uông Luân từng giữ chức quan huyện lệnh Kinh. Sau này, Uông Luân mãn nhiệm về ở ẩn ở đầm Đào Hoa.
Lý Bạch đã bớt chút thời gian lặn lội đường xa từ tận Thu Phố xuống huyện Kinh để thăm Uông Luân. Hai người đã cùng uống rượu say sưa hàn huyên lại chuyện cũ. Khi Lý Bạch chuẩn bị về, Uông Luân chạy theo đưa tiễn, khiến Lý Bạch động lòng mà viết lên một bài thơ nổi tiếng "Tặng Uông Luân".
Hai chữ "tình bạn" thật quý giá biết bao. Tình cảm giữa người với người chỉ có năng qua lại thì mới có được sắt son bền lâu như bình rượu cũ để càng lâu càng ngon.
Nguyên tắc thứ tư: Nâng cao giá trị và làm cho bản thân trở nên "có ích"
Một quy tắc vàng để thiết lập các mối quan hệ chính là phải xem họ có sở hữu "giá trị có thể sử dụng được" với đối phương hay không.
Khi chúng ta già đi, các mối quan hệ của chúng ta sẽ ngày càng phức tạp hơn. Nếu bạn không biết cách nâng cao giá trị bản thân, biến mình thành người "có ích" thì bạn sẽ dần tụt hậu trong khi bạn bè đang tiến lên phía trước.
Điều này không hoàn toàn xuất phát từ việc cân đo đong đếm lợi ích. Vỉ chỉ có sự tương xứng về trình độ mới đảm bảo được điểm gặp gỡ của hai tư tưởng và sự kết nối của hai linh hồn.
Vào thời Tam Quốc, Tôn Quyền có một vị tướng tài đắc lực dưới tay trên là Lữ Mông. Tôn Quyền nói với Lữ Mông rằng: "Người giờ bận lo việc quân nhưng cũng không thể không lo học tập được!"
Lữ Mông thường nói bản thân không có thời gian học tập vì bận quản việc quân. Tôn Quyền nói: "Ngươi nói người phải lo nhiều việc quân. Nhưng nào có ai phải lo nhiều việc như ta đâu? Mà ta vẫn thường xuyên đọc sách. Ta cảm thấy bản thân cũng được hưởng lợi nhiều từ việc này."
Lúc này, Lữ Mông đành phải nghe lời Tôn Quyền bắt đầu đi đọc sách.
Một ngày nọ, Lỗ Túc đến tìm gặp Lữ Mông để bàn chuyện. Lỗ Túc đã phải kinh ngạc trước sự tiến bộ về tài năng thao lược của Lữ Mông. Lữ Mông đã đắc ý nói rằng, sau ba ngày không gặp, ông đã phải dùng con mắt khác để nhìn tôi. Lỗ Túc rất khâm phục tinh thần hiếu học của Lỗ Mông. Kể từ đó, hai người đã kết thành bạn tâm giao của nhau.
Có thể thấy khi bạn chịu khó siêng năng hơn, bạn cũng sẽ có nhiều bạn bè hơn. Người khác cũng sẽ đánh giá bạn cao hơn.
Có người nói, ai mà chẳng muốn trau dồi bản thân, đọc thêm sách và kết thêm nhiều bạn mới. Nhưng công việc bận rộn, cuộc sống tẻ nhạt, áp lực lại lớn, khiến họ không còn chút thời gian và sức lực nào để làm chuyện đó.
Nhưng xin hãy nhớ, chỉ có người luôn không ngừng hoàn thiện bản thân và làm mình trở nên có ích thì mới có thể là người thành công. Họ sẽ có thêm được nhiều bạn mới. Đương nhiên, tương lai của họ cũng sẽ tốt đẹp hơn.
Doanh nghiệp và tiếp thị