MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 30 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều đã làm sếp, là ''ông nọ - bà kia'', chỉ mỗi mình tôi vẫn còn đi xin việc: Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ sai lầm năm 20 tuổi mà đến giờ tôi mới nhận ra

03-01-2022 - 08:03 AM | Sống

Sau 30 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều đã làm sếp, là ''ông nọ - bà kia'', chỉ mỗi mình tôi vẫn còn đi xin việc: Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ sai lầm năm 20 tuổi mà đến giờ tôi mới nhận ra

Sai lầm ở những năm 20 tuổi vẫn có thể được "sửa chữa" tại thời điểm hiện tại. Nếu bạn không muốn tuổi 35, 40 của mình phải tiếp tục hối tiếc, vậy thì ngay trước khi quá muộn, hãy thay đổi suy nghĩ, tư duy của mình.

30 tuổi là một cột mốc quan trong đời mỗi người. Ở độ tuổi này, chúng ta dù chưa ''đủ'' già để có thể làm "ông nọ, bà kia" nhưng cũng không còn trẻ để ngông cuồng, xốc nổi trong mọi việc nữa. Tầm tuổi này, có người đã trở thành lãnh đạo, ông chủ, nhưng cũng có những người đã đi qua 1/3 cuộc đời mà vẫn chưa có gì trong tay, thậm chí còn đang loay hoay tìm việc.

Vẫn biết cuộc sống của mỗi người là một câu chuyện, ai cũng có một cuộc đời riêng nhưng nhìn chung, nếu đã chạm ngưỡng 30 mà vẫn hoang mang vì chưa có nhà, xe hay tài khoản tiết kiệm, vậy hãy tự hỏi, bao nhiêu năm qua ruốt cuộc bản thân đã làm gì. Riêng tôi, đến năm 30 tuổi, tôi nhận ra vấn đề nằm ở chỗ bản thân đã KHÔNG làm được 3 điều này ở tuổi 20:

1. Kiên định trong công việc

Ông bà ta có câu ‘một nghề cho chín còn hơn chín nghề’ với ý nghĩa nhắc nhở con cháu về sự tu dưỡng nghề nghiệp, làm việc gì cũng phải cho đến nơi đến chốn, cái đích hướng đến là sự ‘chín’ trong một nghề, sự thành đạt của bản thân, tương tự với câu "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".

Ở tuổi 20, bạn luôn cảm thấy mình còn trẻ, phải xông pha, không ngại thay đổi cho nên không ngừng thử sức với những công việc mới. Tuy nhiên, việc thay đổi công việc liên tục mà không có một định hướng rõ ràng đôi khi sẽ khiến bạn không thể theo đuổi sự xuất sắc, tinh hoa của nghề mình theo đuổi.

Sau 30 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều đã làm sếp, là ông nọ - bà kia, chỉ mỗi mình tôi vẫn còn đi xin việc: Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ sai lầm năm 20 tuổi mà đến giờ tôi mới nhận ra - Ảnh 1.

Kết quả là người ta tuổi 30 ‘nhất nghệ tinh, nhất thân vinh’, còn bạn dù biết nhiều đấy nhưng chỉ có kinh nghiệm non trẻ, không xuất sắc ở một lĩnh vực nhất định nào, đương nhiên sẽ không được trọng dụng hoặc thậm chí bị nơi làm việc đào thải vì sự non kém của bản thân.

Vì vậy, nếu bạn vẫn đang ở tuổi 20 tràn đầy nhiệt huyết, hãy cho phép mình cái quyền được thử cái mới để lựa chọn công việc phù hợp với bản thân, tuy nhiên đừng sống và làm việc với tư tưởng "đến đâu hay đến đó''. 

Hãy có kế hoạch rõ ràng cho sự nghiệp của riêng mình, dốc hết sức lực và tích lũy thêm kinh nghiệm. Có như vậy, khi bước sang một giai đoạn cuộc đời mới, bạn sẽ không còn cảm thấy chông chênh và chỉ việc suy nghĩ xem đã đến lúc để bước lên những nấc thang mới trong sự nghiệp hay chưa.

2. ''Tích lũy'' các mối quan hệ

Ở tuổi 20, vì công việc chính là học tập, nên hầu như vòng kết nối của mọi người đều là những người bạn khi đi học. Hầu hết chúng ta khi ở độ tuổi này còn ít chủ động trong việc kết bạn, tạo quan hệ với những người liên quan đến ngành nghề của mình. Vì vậy, khi bạn 30 tuổi, muốn tìm việc sẽ khó khăn hơn vì vòng kết nối hạn hẹp.

Sau 30 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều đã làm sếp, là ông nọ - bà kia, chỉ mỗi mình tôi vẫn còn đi xin việc: Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ sai lầm năm 20 tuổi mà đến giờ tôi mới nhận ra - Ảnh 2.

Năm 20 tuổi, việc thiết lập mạng lưới quan hệ liên quan đến sự nghiệp của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn sau này.(Ảnh:Internet)

Ngay cả khi bạn tìm được việc làm, mức lương cũng có thể thấp đến mức đáng thương. Bởi bạn không còn ‘vốn’ của tuổi 20, sẽ không có công ty nào muốn đào tạo lại một người tuổi 30 như sinh viên mới ra trường. Ở độ tuổi này, bạn phải đối mặt với những vấn đề về gia đình, hôn nhân, nhà cửa và nhiều mối bộn bề khác khác, áp lực cuộc sống sẽ chất như núi, khiến bạn ngột ngạt, khó thở.

Vì vậy, năm 20 tuổi, bạn phải thiết lập mạng lưới quan hệ liên quan đến sự nghiệp của mình. Một người bán hàng nhỏ bên cạnh bạn có khả năng trở thành ông chủ công ty khi bạn ngoài 30. Nếu chỉ khi người nọ thành công bạn mới đến kết giao, liệu người ta có còn quan tâm đến bạn không?

3. Thu thập tất cả các nguồn lực

Nguồn lực được nhắc đến ở đây bao gồm nhân lực, vật lực, tài chính, khả năng kỹ thuật, kiến ​​thức và kinh nghiệm, tư liệu dữ liệu,… tóm lại là phải nắm chắc mọi nguồn lực có thể nắm được. Có thể khi 20 tuổi, bạn không thể biết được cái nào sẽ hữu ích trong tương lai, tuy nhiên bước sang tuổi 30 và nhìn lại bạn sẽ thấy: hóa ra tất cả đều rất hữu ích, giá như mình nhận ra sớm hơn!

Sau 30 tuổi, bạn bè cùng trang lứa đều đã làm sếp, là ông nọ - bà kia, chỉ mỗi mình tôi vẫn còn đi xin việc: Hóa ra tất cả đều bắt nguồn từ sai lầm năm 20 tuổi mà đến giờ tôi mới nhận ra - Ảnh 3.

Nguồn lực được nhắc đến ở đây bao gồm nhân lực, vật lực, tài chính, khả năng kỹ thuật, kiến ​​thức và kinh nghiệm, tư liệu dữ liệu,…(Ảnh:Internet)

Giai đoạn từ 20 đến 30 tuổi là giai đoạn chuyển biến của cuộc đời. Mười năm này trôi qua rất nhanh nhưng lại mang tính quyết định tương lai của bạn. Nếu bạn đã vô tình bỏ lỡ thời điểm quan trọng này, vậy cũng đừng vội nản chí vì vẫn còn các cơ hội khác trong tương lai.

Nếu bạn đọc được những điều này khi bạn 30 tuổi, đừng bỏ cuộc, hãy cứ thử lại ở tuổi 30. Bởi xét cho cùng, đời người cũng chẳng phải dừng lại tại những năm này. Mỗi người đều có một quỹ đạo thời gian của riêng mình, chỉ cần đủ kiên trì, cố gắng, thành công có thể đến vào năm bạn 40, 50 tuổi, mọi nỗ lực sẽ được đền đáp, chỉ có kẻ không biết cố gắng mới phải nên biết ''sợ'' thời gian.

(Theo Sohu)

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên