Sau 40 tuổi, nếu đột ngột đau nhức ở 3 vị trí này thì rất có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, nên đi kiểm tra tim mạch sớm
Chỉ cần bạn cảm thấy 3 vị trí đau này trên cơ thể thì điều đó có nghĩa rằng tim đang gặp tổn thương, coi chừng nhồi máu cơ tim.
- 29-06-2021Đàn ông sau 40 tuổi là “thời kỳ nuôi dưỡng”: Bỏ 3 thói quen, chăm làm 3 điều, thì bệnh tật nào cũng tránh xa
- 29-06-20219 kế hoạch quản lý tài chính giúp bạn có thể kiếm thêm hàng triệu đô trước tuổi 40
- 24-06-2021Đàn ông sau 40 tuổi không nên quá tự phụ: Ăn đủ 4 loại thực phẩm này vừa bổ sung nội tiết tố, vừa giúp chống lão hóa, duy trì sức khoẻ quý ông
Mỗi bộ phận trên cơ thể con người đều đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau, nhưng cơ quan quan trọng nhất vẫn là tim, nếu tim gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến sự vận động của toàn bộ cơ thể, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Các bệnh về tim mạch rất phổ biến trong xã hội ngày nay. Khi bệnh tim xảy ra, trên cơ thể sẽ xuất hiện vài dấu hiệu đau đớn, nhiều người nghĩ bệnh tim là bệnh của người già do đó đã bỏ qua thời điểm vàng để chữa bệnh. Thực tế, độ tuổi nào cũng có thể mắc được bệnh này, đặc biệt là người sau tuổi 40. Nếu như bạn cảm thấy 3 vị trí này trên cơ thể đột ngột bị đau, thì điều đó có nghĩa rằng tim đang gặp tổn thương, coi chừng nhồi máu cơ tim.
3 vị trí đau chính là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim
Thứ nhất: Cổ họng đột nhiên bị đau
Theo ông Vincent Bufalino (phát ngôn viên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ): Dù không phải lúc nào đau cổ họng cũng liên quan đến bệnh tim. Nhưng nếu bạn vừa đau cổ họng vừa cảm nhận được sự căng tức ngực, lan sang cổ họng và hàm, đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim sắp xảy ra. Ông nhấn mạnh, những người thừa cân, tiểu đường, cholesterol cao hoặc huyết áp cao thì càng không được chủ quan về dấu hiệu này.
Nếu bạn vừa đau cổ họng vừa cảm nhận được sự căng tức ngực, lan sang cổ họng và hàm, đó có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim sắp xảy ra.
Thứ hai: Đau răng
Đau răng là một vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống, nhưng nhiều người không biết rằng đau răng cũng là một trong những dấu hiệu của cơn đau tim. Tình trạng này có thể gây ra một cơn đau lan tỏa đến bên trái của hàm.
Khi bị đau răng do vấn đề ở tim, người bệnh sẽ cảm thấy đau từ răng lan ra ngoài hoặc dọc theo hàm, đau tai. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những ai đau răng đều có nguy cơ đau tim. Nhưng người có tiền sử bệnh tim nên thận trọng sau khi bị đau răng đột ngột, đặc biệt nếu trước đây bạn có sức khỏe răng miệng tốt, đau răng đi kèm với choáng váng hoặc đổ mồ hôi nhiều.
Thứ ba: Đau dạ dày
Không phải tất cả các cơn đau tim đều đột ngột và dữ dội. Các triệu chứng có thể có vẻ không đáng kể, hoặc tích tụ dần theo thời gian. Nhiều người bị đau tim nhưng lại đau ở vùng bụng trên, điều đó khiến họ dễ nhầm sang đau dạ dày. Nếu cơn đau bụng trên kèm theo những biểu hiện bất thường như khó thở, da xanh tái, cảm thấy áp lực hoặc nặng ở ngực, cánh tay thì hãy coi đó là dấu hiệu bệnh tim và đừng xem nhẹ.
Nhiều người bị đau tim nhưng lại đau ở vùng bụng trên, điều đó khiến họ dễ nhầm sang đau dạ dày.
Làm sao để phòng ngừa bệnh tim mạch ?
Để phòng ngừa bệnh tim, bạn nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa thuốc lá, rượu bia, không thức khuya.
Đặc biệt, nên thay đổi chế độ ăn cho thật khoa học. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2012, đến nửa số ca tử vong do bệnh tim ở Hoa Kỳ xuất phát từ khẩu phần ăn uống không lành mạnh hàng ngày. Hàng ngày, nên:
- Tăng trái cây và rau củ quả
- Tăng sử dụng ngũ cốc
- Tăng cường ăn nấm
- Giảm muối
- Giảm đường
- Giảm thịt đóng hộp hoặc đã qua chế biến
Để phòng ngừa bệnh tim, bạn nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa thuốc lá, rượu bia, không thức khuya.
Sau tuổi 40 nên kiểm tra cơ thể thường xuyên hàng năm, để kịp thời nắm được tình hình sức khỏe hoặc giảm thiểu khả năng mắc những căn bệnh nguy hiểm. Nếu cơ thể nhận thấy những cơn đau bất thường, hãy kịp thời đi khám.
(Nguồn: Sohu, Wedmb)
Trí thức trẻ