Sau 87 năm, loài chuột chũi vàng De Winton tưởng chừng đã tuyệt chủng xuất hiện trở lại ở Nam Phi
Chuột chũi vàng De Winton, loài chuột chũi mũm mĩm và dễ thương này là loài đặc hữu của Nam Phi.
- 22-11-2023Kỳ lạ loài vật 'ngon hơn thịt rồng', giá chỉ 500.000 đồng 1 kg nhưng nông dân không muốn nuôi
- 25-10-2023Úc huy động 350 người, chi hàng trăm triệu USD để xử lý một loài vật bé nhỏ
- 16-10-2023Anh khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác với loài vật xâm lấn gần 90 năm từ Trung Quốc
Chuột chũi vàng De Winton gần như không có thị lực và dành phần lớn cuộc đời dưới lòng đất. Chúng là một loài có thính giác rất đáng kinh ngạc và có thể nhanh chóng tiếp nhận mọi âm thanh đến từ mọi chuyển động của động vật từ trên mặt đất, khi di chuyển bên dưới lớp cát, chúng nhanh nhẹn như cá bơi trong nước.
Trên thực tế, loài chuột này chỉ sinh sống ở một khu vực nhỏ tại Port Nolloth trên bờ biển phía tây bắc Nam Phi. Những đặc điểm này khiến chúng trở thành những sinh vật khó nắm bắt nhất trên thế giới. Lần cuối cùng con người nhìn thấy chúng là 87 năm trước, vào năm 1936.
Dù không muốn tin vào điều đó nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng loài chuột chũi vàng De Winton đã tuyệt chủng. Tổ chức Re:Wild đã đưa chuột chũi vàng De Winton vào "Danh sách các loài bị mất được mong muốn tìm thấy nhất", danh sách 25 loài bị mất mà các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới muốn khám phá lại nhất.
Tuy nhiên, gần đây loài đông vật quý hiếm này đã được tái phát hiện!
Vào ngày 28 tháng 11, một nhóm nghiên cứu bao gồm Tổ chức Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (EWT) và Đại học Pretoria đã hào hứng tiết lộ phát hiện của nhóm: Sau một cuộc tìm kiếm rộng rãi, nhóm đã phát hiện thành công hai con chuột chũi vàng De Winton bên dưới cát của Port Nolloth.
Cobus Theron, thuộc Tổ chức Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (EWT) của Nam Phi, cho biết: "Đây là một dự án rất thú vị với nhiều thách thức. May mắn thay, chúng tôi có một đội ngũ đầy nhiệt huyết và một đội ngũ tuyệt vời với những ý tưởng sáng tạo".
Việc tìm ra loài cực kỳ nguy cấp, khó nắm bắt này đã không được phát hiện trong suốt 87 năm, nhưng khi công nghệ phát triển, nghiên cứu của Tổ chức Động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (EWT) và Đại học Pretoria đã có cơ hội tìm kiếm dấu vết của chuột chũi vàng De Winton.
Những công nghệ này bao gồm: DNA môi trường (eDNA), hình ảnh nhiệt và chó đánh hơi được huấn luyện.
Nhóm nghiên cứu đã dành nhiều tháng để tìm kiếm các dấu hiệu sinh học, bao phủ 18 km cồn cát Port Nolloth mỗi ngày. Họ đã thu thập hơn 100 mẫu DNA môi trường (da, lông và chất thải cơ thể) từ đất; nhóm nghiên cứu cũng sử dụng Jesse, một chú chó collie có khả năng phát hiện mùi hương, để tìm kiếm dấu vết của đường hầm đến từ chuột chũi vàng; một hệ thống chụp ảnh nhiệt...
Thông qua những kỹ thuật này, nhóm nghiên cứu cuối cùng đã có thể theo dõi loài vật quý hiếm đã thất lạc này, nhìn thấy và chụp ảnh hai cá thể còn sống, đồng thời phát hiện thêm dấu vết của bốn con chuột chũi vàng De Winton ở cùng khu vực.
Mặc dù việc phát hiện lại chúng là một tin tuyệt vời nhưng chúng có thể sẽ sớm biến mất một lần nữa khi các hoạt động khai thác kim cương phù sa quy mô lớn và việc lấn chiếm khu dân cư phát triển trên môi trường sống của chúng tiếp tục đe dọa quần thể.
Với phương pháp phát hiện đúng, đúng thời điểm và đội ngũ tận tâm, nhiệt huyết, cuối cùng nhóm nghiên cứu đã tìm thấy chuột vàng De Winton, đưa ra thành công lý do để bảo vệ môi trường cồn cát, đồng thời bảo vệ những môi trường này cũng bảo vệ các loài khác; và họ cũng chứng minh rằng có rất nhiều cơ hội cho công nghệ eDNA, một lĩnh vực tiên tiến.
Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm các loài bị mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng khác.
Phụ nữ Việt Nam