MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau bữa ăn, khách nói “Để bạn tốn kém quá”, người EQ thấp đáp “Không đáng bao nhiêu” dễ làm mất lòng, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!

01-08-2024 - 16:21 PM | Sống

Nếu bạn gặp phải trường hợp này, bạn sẽ có cách trả lời như thế nào cho hợp lý?

*Dưới đây là bài chia sẻ của một tác giả được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc) nhận được sự chú ý:

Có những bữa ăn với mục đích xã giao, gắn kết tình cảm, bàn chuyện kinh doanh,... cần tinh tế trong giao tiếp. Trong giao tiếp, người có EQ cao sẽ luôn thể hiện sự từ tốn, dễ dàng chiếm được cảm tình và sự tôn trọng của người khác.

01. Trả lời một cách khéo léo với sự khiêm tốn thích hợp

Trong một cuốn sách, có câu nói: "Trong công việc hay kinh doanh, mọi người thường khoác lên mình lớp áo thận trọng nhưng bữa ăn là lúc họ thư giãn nhất và không thể che giấu bản thân. Khi uống vài ly rượu, trong những lần nâng ly mời nhau, bản chất thật sự sẽ được tiết lộ”.

Qua bữa ăn có thể thể hiện tính cách, sự rèn luyện và phẩm chất của một người. Những cử chỉ trên bàn ăn không chỉ phản ánh phẩm chất của một người mà còn thể hiện tầm nhìn của họ. Những người có EQ cao không bao giờ đối diện với bất kỳ bữa ăn nào một cách hời hợt, họ biết cách sử dụng bữa ăn để củng cố tình cảm và sự kết nối giữa mọi người.

Điển hình như, sau một bữa tiệc, đối phương nói "Để bạn tốn kém quá", câu trả lời "Đừng khách sáo, không đáng bao nhiêu đâu" là biểu hiện của EQ thấp.

Câu nói này dễ làm mất lòng người khác, thậm chí có thể bị coi là hành động cố tình, gây ra sự hiểu lầm không cần thiết. Khi đối diện với sự khách sáo của người khác, cách tốt nhất là khiêm tốn vừa phải và khéo léo trả lời.

Với trường hợp này, khi đối diện với người lớn tuổi, bạn có thể trả lời: "Hôm nay bác đến chơi, ăn bữa cơm là một niềm vinh dự lớn đối với cháu”.

Khi đối diện với bạn bè cùng trang lứa, có thể trả lời: "Là bạn bè với nhau, đừng nói những lời khách sáo quá”.

Khi đối diện với bạn học cũ, có thể trả lời: "Bạn cũ, lâu rồi không gặp, đây cũng là dịp chúng ta cùng nhau ôn lại chuyện xưa”.

Khi đối diện với người mới quen, có thể trả lời: "Gặp nhau là duyên, tôi xin mời trước nhé, bạn cứ thoải mái đi”.

Những người có EQ cao luôn biết cách biến một bữa ăn thành chất xúc tác cho sự hòa hợp trong các mối quan hệ và là động lực tăng tốc trên con đường tích lũy mối quan hệ.

Trong bữa ăn cần biết giữ đúng chừng mực, chỉ khi cả hai bên đều có thể duy trì trạng thái thoải mái, mới có thể hình thành mối quan hệ ổn định và dễ chịu.

Sau bữa ăn, khách nói “Để bạn tốn kém quá”, người EQ thấp đáp “Không đáng bao nhiêu” dễ làm mất lòng, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Pexels

02. Xây dựng mối quan hệ, củng cố tình cảm

Từ xưa đến nay, bữa ăn trong gia đình hoặc khi bạn bè gặp nhau luôn là sợi dây kết nối tình cảm không thể thiếu. Ý nghĩa của việc mời cơm vượt xa khỏi việc ăn uống, mà còn giống như một hình thức giao lưu và làm sâu sắc thêm tình cảm.

Một bữa tiệc kết thúc có thể chính là khởi đầu cho một tình bạn mới. Bữa ăn không chỉ là cách giao lưu mà còn là cơ hội tốt để duy trì các mối quan hệ. Khi đối diện với sự khách sáo của người khác, không chỉ cần phải khéo léo đáp lại mà còn nên nhân cơ hội đó để kéo gần mối quan hệ và củng cố tình cảm hơn.

Trong hành trình cuộc đời, chúng ta sẽ gặp gỡ vô số người. Không cần phải mời quá nhiều người vào cuộc sống của mình, nhưng có những mối quan hệ cũng cần phải duy trì và chăm sóc, và những bữa ăn, buổi gặp gỡ là phương tiện tốt nhất.

Cuộc đời chỉ khoảng trăm năm, đến một độ tuổi nhất định, đừng để bản thân sống quá cô đơn. Bạn có thể mở lòng mình ra, thử bước ra ngoài gặp gỡ bạn cũ, hoặc kết giao những người bạn mới.

Không uống được rượu thì uống trà, không thích ồn ào thì tìm nơi yên tĩnh. Một, hai hoặc vài người bạn thân cùng ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ những câu chuyện cuộc sống hàng ngày. Chúng ta có thể động viên và hỗ trợ lẫn nhau, bất cứ lúc nào cũng có thể sống một cuộc sống thật ý nghĩa cho riêng mình.

Sau bữa ăn, khách nói “Để bạn tốn kém quá”, người EQ thấp đáp “Không đáng bao nhiêu” dễ làm mất lòng, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

03. Hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau tạo thành tựu

Càng trưởng thành, nhiều người có khả năng ứng xử tốt trong các mối quan hệ sẽ càng hiểu rằng: Bản chất của tương tác xã hội được xây dựng trên sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau.

Người mạnh mẽ giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình, cùng nhau vượt qua khó khăn. Mối quan hệ giữa người với người là mối quan hệ tương hỗ: Bạn giúp họ, họ giúp bạn.

Những người có suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ thường yếu thường đặt ra giới hạn cho nhau, kéo người khác xuống, cuối cùng rơi vào trường hợp rắc rối; Những người có tầm nhìn sẽ biết giúp đỡ lẫn nhau, tạo dựng nền tảng cho nhau và cùng nhau hướng tới một con đường rộng lớn hơn, giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình.

Trong cuộc sống, ít người có thể sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, và những người không rời xa bạn khi bạn rơi vào thất bại lại càng ít hơn.

Cuộc gặp gỡ quý giá nhất trong đời, không gì hơn là gặp được một người bạn đồng hành, cùng nhau gặt hái được thành tựu. Suy cho cùng, người có tài năng phải gặp được người nhận ra tài năng ấy, mới có thể thể hiện hết khả năng; trong khó khăn cần gặp được người giúp đỡ, mới có thể vượt qua những chông gai một cách dễ dàng hơn.

Và quý nhân trong cuộc đời, có lẽ không phải là người thân yêu gần gũi hay bạn bè thân thiết. Mà đôi khi, chính là những người trong các tình huống xã hội, những người nhận ra giá trị của bạn, đưa ra những lời khuyên hữu ích và tận tâm giúp đỡ bạn.

Thật vậy, một bữa tiệc không đủ để xây dựng mối quan hệ sâu sắc, nhưng có thể là cơ hội để những người có tâm cùng nhau xây dựng mối quan hệ. Gặp gỡ là duyên, hãy nắm bắt cơ hội, trân trọng những quý nhân xuất hiện trong cuộc đời và luôn giữ lòng biết ơn, tích cực đền đáp lại.

Sau bữa ăn, khách nói “Để bạn tốn kém quá”, người EQ thấp đáp “Không đáng bao nhiêu” dễ làm mất lòng, người EQ cao trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Nhà tâm lý học Adler từng nói: "Rắc rối của mỗi người đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau". Rèn luyện kỹ năng đối nhân xử thế là bài học mà chúng ta vẫn rèn luyện hàng ngày. Hãy nhìn nhận rõ về người khác, dùng sự chân thành của mình để đối đãi với những người xứng đáng, đồng thời nhìn nhận rõ bản thân, giữ lại cái tôi chân thật.

Theo Toutiao

Theo Minh Nguyệt

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên