MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ bàng hoàng với kết quả: Không ngờ nhiều người đang âm thầm trả tiền để được chết!

30-03-2021 - 18:37 PM | Sống

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ bàng hoàng với kết quả: Không ngờ nhiều người đang âm thầm trả tiền để được chết!

Thói quen này không chỉ đang giết chết bản thân người sở hữu nó mà còn là "lưỡi hái tử thần" đối với những người xung quanh.

Trung tâm Ung thư Trung Quốc đã công bố "Báo cáo Thường niên Ung thư Trung Quốc" năm 2017, trong đó cho biết tỷ lệ ung thư phổi ở Trung Quốc đứng đầu thế giới. Cứ mỗi phút, có bảy người bị ung thư phổi.

Theo "Báo cáo điều tra về thuốc lá dành cho người trưởng thành ở Trung Quốc năm 2015", có 316 triệu người hút thuốc ở Trung Quốc. Do áp lực trong cuộc sống ngày càng nhiều nên số lượng người hút thuốc cũng tăng lên.

Nhưng hút thuốc chỉ là một thú vui nhất thời, còn hậu quả thì cả đời phải gánh chịu. Khi chúng ta ăn uống không điều độ kèm theo thói quen hút thuốc và uống rượu, những cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng. Có những loại chất béo không thể tiêu hóa, thuốc lá thì tàn phá phổi, rượu hại gan... Khi bất kỳ cơ quan nào bị quá tải, cơ thể chúng ta đều gặp rủi ro.

Mọi người đều biết rằng hút thuốc lá làm tổn thương và gây ung thư phổi. Trước đó, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc đã công bố đoạn video clip ghi lại cảnh một ca nội soi phổi. Các bác sĩ phẫu thuật lâu năm đã chỉ ra khói thuốc làm thay đổi màu sắc của phổi, cụ thể là làm xuất hiện những đốm đen.

Gần đây, một trường hợp hiến tạng 52 tuổi đã hút thuốc gần 30 năm khiến các bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo đối với tất cả mọi người về một hiện tượng vô cùng phổ biến hiện nay.

Nguyên nhân là do đoàn bác sĩ nhận được một lá phổi hiến tạng, nhưng khi nhận lá phổi của người hiến tạng thì phát hiện người cho đã hút thuốc gần 30 năm, lá phổi đã bị tàn phá nặng nề. Lá phổi này bị nhiễm độc nên không thể đem cấy ghép cho bệnh nhân.

Đây là chất gây ung thư mà nhiều người đang hít phải

Sau khi hút thuốc, những thay đổi trong phổi không chỉ là màu sắc bề mặt mà các chất độc hại còn lắng đọng bên trong. Chức năng thông khí cơ bản nhất của phổi cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau phẫu thuật bác sĩ bàng hoàng với kết quả: Không ngờ nhiều người đang âm thầm trả tiền để được chết! - Ảnh 1.

Hút thuốc không chỉ làm tổn thương bản thân người hút mà còn làm tác động trực tiếp đến gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Từng có trường hợp bé gái 8 tuổi bị ung thư phổi giai đoạn cuối, thủ phạm là khói thuốc do người bố hút thuốc trong nhà.

Cụ thể, bé gái 8 tuổi ở Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đột nhiên xuất hiện triệu chứng ho khan, luôn cảm thấy tức ngực, ngột ngạt, đôi khi đau ngực dữ dội...

Ban đầu, gia đình cũng không quan tâm lắm. Nhưng hơn một tháng sau, thấy con gái bệnh tình ngày càng nặng, người cha đưa con gái đến bệnh viện địa phương khám thì thấy tình hình không khả quan. Vì vậy, người cha đã đưa cô bé đến Bệnh viện Phổi Sơn Đông.

Sau khi kiểm tra, cả 2 bệnh viện đều trả kết quả xác định cô bé đã chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh ung thư phổi.

Bác sĩ cho biết trong phổi cô bé có một khối u, di căn ung thư vào phổi, màng phổi và hạch trung thất, không còn hy vọng gì nữa. Bác sĩ nói với người bố: "Con anh bị ung thư phổi, lý do chính là do anh thường xuyên hút thuốc. Ngoài ra, cháu còn tương đối nhỏ, sức đề kháng yếu, tế bào ung thư đã xâm lấn rồi".

Bác sĩ cho biết, nguyên nhân chính khiến trẻ mắc ung thư phổi là do hút thuốc lá thụ động hàng ngày.

Ông bố cho biết mình là một người nghiện thuốc lá lâu năm và chưa bao giờ bỏ thuốc lá kể cả khi vợ mang thai, sau khi sinh con gái, anh không hề hạn chế việc hút thuốc ở nhà và chưa bao giờ nghĩ đến ảnh hưởng của việc hút thuốc đối với con cái.

Khói thuốc có hại như thế nào

Trên thực tế, khói thuốc thụ động có hại hơn hút thuốc trực tiếp.

Thuốc lá chứa hơn 7.000 thành phần hóa học, trong đó có hơn 250 chất có hại, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc chủ yếu bao gồm khói thuốc do người hút thuốc và khói được hình thành do đốt thuốc lá trong không khí.

Trong khói thuốc được hình thành do đốt trực tiếp thuốc lá, hàm lượng chất gây ung thư mạnh gấp 4 lần.

Đài truyền hình Hồ Nam từng làm thí nghiệm bắt chước cách hút thuốc của con người, các hà khoa học đốt 8 điếu thuốc, thu chất hít vào mô phỏng theo cấu trúc của phổi người rồi tiêm vào cơ thể chuột. Kết quả là chỉ sau 10 giây, con chuột bị chết.

Sau đó, thí nghiệm mô phỏng môi trường khói thuốc thụ động và đưa một con chuột khác vào. Sau 1 phút 30 giây, chuột bắt đầu co giật, và 3 phút sau, con chuột cũng chết.

Kết quả của hai thí nghiệm đã chứng minh rằng tuy thời gian chết của chuột bạch là khác nhau nhưng tác hại của việc hút thuốc trực tiếp và hít phải khói thuốc là như nhau! Điều đáng sợ hơn nữa là đã có số liệu cho thấy nếu đứa trẻ bắt đầu hút phải khói thuốc từ khi mới sinh ra thì khi trẻ lên 5 tuổi thì số lượng tương đương với việc hút 102 bao thuốc, tổng cộng là 2040 điếu thuốc!

Theo Mohamad Sleiman, một nhà nghiên cứu hóa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley: “Khói từ một điếu thuốc đang cháy chứa khoảng 100 nanogram nitrosamine, nhưng nếu môi trường chứa axit nitơ, thì cứ mỗi mét vuông của căn phòng sẽ có hàng trăm nanogram nitrosamine".

Không dừng lại ở đó, khói thuốc sẽ tiếp tục tích tụ theo thời gian. Trong một căn phòng không có ai hút thuốc trong suốt 20 năm, các nhà nghiên cứu vẫn tìm thấy nitrosamine trong bụi và các tấm tường của căn phòng. Có thể tưởng tượng rằng những bà nội trợ và những người thường xuyên dọn dẹp sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nồng độ khói thuốc còn dư lại. Ngoài ra, các môi trường kín như quán cà phê và taxi cũng ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm do khói thuốc lá để lại.

Nguồn: Sohu

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên