Sau gây hấn cả ngành xe Trung Quốc khiến 2 start-up suýt đổ sụp, vì đâu Tesla bất ngờ "quay xe"?
Sau những lần hạ giá khiến cả làng xe Trung Quốc chao đảo, Tesla giờ đây có hành động trái ngược.
- 08-07-2023Chiến lược kinh doanh 'mới mà cũ' của Elon Musk khiến doanh số Tesla bùng nổ, tăng đến 83% - chuyên gia thán phục: Nước cờ quá thông minh!
- 04-07-2023'Nỗi đau thầm kín' của Mark Zuckerberg: Apple có thể bán iPhone, Tesla có thể bán ô tô tại Trung Quốc nhưng Meta thì không
- 03-07-2023Tesla đạt lượng giao xe cao kỷ lục
ĐỘNG THÁI NGƯỢC CỦA TESLA
Chỉ ít tháng sau khi Tesla gây ra cuộc chiến hạ giá xe điện khiến thị trường xe Trung Quốc chao đảo, giờ đây hãng xe điện Mỹ lại cùng 15 nhà sản xuất xe nội địa Trung Quốc cam kết không ra giá bất hợp lý và đồng lòng phát triển "những giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi".
Tại một hội thảo của ngành ở Thượng Hải, Trung Quốc hôm thứ 6 vừa rồi, các lãnh đạo cấp cao của Tesla và của nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã cam kết phát triển nền kinh tế Trung Quốc. Họ cam kết sẽ "đảm nhận trách nhiệm duy trì tăng trưởng nặng nề, đoàn kết hơn và ngăn chặn rủi ro".
Lâu nay, giới chuyên gia vẫn nhận định rằng Trung Quốc dựa vào ngành công nghiệp xe để hồi phục sức mua, nhưng giá cả leo thang đã khiến chuỗi cung ứng bị rối loại, đồng thời đẩy nhiều hãng xe nhỏ hơn so với Tesla vào thế khó, dễ sụp đổ - ví dụ minh họa chính là NIO và XPeng. Điều này đã khiến các nhà lập pháp Trung Quốc phải ra tay, ngăn chặn cuộc chiến giá xe.
Đáng chú ý, trong số nhiều hãng xe nước ngoài có mặt tại Trung Quốc, Tesla là hãng xe duy nhất tham gia vào cam kết này. Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã liên hệ Tesla nhưng không nhận được bình luận nào.
Cũng theo WSJ, đây không phải lần đầu tiên Tesla, dưới quyền điều hành của tỷ phú Elon Musk, có những động thái ủng hộ chính quyền Trung Quốc. Vào năm 2021, Tesla cũng đã phải lên tiếng xin lỗi khách hàng Trung Quốc sau khi bị một cơ quan thuộc chính phủ cáo buộc bán sản phẩm kém chất lượng và có thái độ phục vụ không tốt.
Trên thực tế, có nhiều đánh giá cho rằng Tesla dựa nhiều vào Trung Quốc và coi đây là thị trường nước ngoài và công xưởng quan trọng nhất. Trước đây, Trung Quốc đã tạo nhiều điều kiện cho Tesla phát triển tại Trung Quốc, cụ thể là nhà máy của Tesla tại Thượng Hải, Trung Quốc với giá thuê đất rẻ, ưu đãi thuế, lãi suất vốn thấp. Chính quyền Trung Quốc làm như vậy với kỳ vọng Tesla có thể thổi bùng lên nhu cầu tiêu thụ xe điện nơi người tiêu dùng, giúp các nhà cung ứng nội địa cứng vững hơn và khiến các hãng xe điện Trung Quốc mà đang tụt lại sau trở nên mạnh mẽ hơn.
NHIỀU HÃNG XE NỘI ĐỊA TRUNG QUỐC TỪNG CHAO ĐẢO
Khoảng cuối năm ngoái, thị trường Trung Quốc ghi nhận những cuộc giảm giá mạnh tay của Trung Quốc, kéo theo hàng loạt các cuộc giảm giá khác của các hãng xe nội địa. Các lần điều chỉnh giá của Tesla diễn ra trong bối cảnh doanh số xe điện tại Trung Quốc thời gian trước chững lại. Cuộc chiến giảm giá của Tesla khiến người tiêu dùng được lợi, nhưng ở chiều ngược lại, các nhà sản xuất có thể phải gánh lỗ để cạnh tranh với giá xe của Tesla. Chưa hết, sau khi Trung Quốc bỏ chính sách giãn cách Covid-19, thị trường xe đã hồi phục nhưng với tốc độ chậm hơn dự kiến. Tốc độ hồi phục chậm sẽ khiến lượng xe tồn kho tăng cao, một phần cũng vì khách hàng chờ những cuộc giảm giá tiếp theo.
Hiệp hội Xe Du lịch Trung Quốc dự đoán rằng doanh số xe tại quốc gia này trong nửa đầu năm nay sẽ tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội cũng dự đoán rằng doanh số xe điện và xe lai điện sẽ tăng 36%, nhưng như vậy là chậm hơn mức 3 con số thường thấy từ những năm 2021.
Tại hội nghị, ông Fu Bingfeng, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ô tô Trung Quốc phát biểu nhiều hãng xe Trung Quốc đã phải rất vất vả để hoạt động; cuộc chiến giá và nhiều bất lợi khác đã khiến các hãng xe phải gồng gánh nhiều, khiến cho niềm tin của khách hàng suy giảm.
NIO và XPeng là 2 start-up xe điện cũng tham gia vào cam kết. Cùng với đó còn có các hãng xe thuộc chính phủ như SAIC Motor và Tập đoàn FAW. Đây đều là những thương hiệu có liên doanh với các thương hiệu nước ngoài, tiêu biểu như Volkswagen hay General Motors.
Ông Ralf Branstatter, giám đốc Volkswagen Trung Quốc, phát biểu tại hội nghị rằng cuộc chiến giá làm lung lay các mục tiêu phát triển dài hạn và tác động xấu đến người tiêu dùng. Cũng cần nhắc rằng Tesla là thương hiệu ngoài Trung Quốc duy nhất tham gia vào cam kết, Volkswagen không tham gia. Ông Ralf Branstatter cũng cho biết thêm: "Chúng tôi không tham gia vào hành động gây tổn hại đến sự phát triển thị trường chỉ để tăng doanh số ngắn hạn".
Thực tế, cuộc chiến giá xe tại Trung Quốc đã bớt căng thẳng và có dấu hiệu đảo chiều khi nhiều hãng, trong đó có cả Tesla, đã dần tăng giá xe. Doanh số Tesla tại Trung Quốc có vẻ đã tìm được động lực tăng cần có; theo số liệu của Hiệp hội Xe Du lịch Trung Quốc thì trong tháng 6, Tesla đã bàn giao hơn 93.000 chiếc xe sản xuất tại nhà máy của hãng ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Cạnh tranh tại thị trường xe điện Trung Quốc lâu nay đã là khiến nhiều start-up và cả các thương hiệu truyền thống gặp nhiều trở ngại. Nhiều hãng xe, đặc biệt là nhóm các thương hiệu nhỏ, đã phải rất vất vả để không bị gạt ra khỏi thị trường - trong khi vẫn tiếp tục phải đốt tiền.
Nhằm hồi phục ngành công nghiệp và thị trường xe nội địa, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một vài chính sách mới, trong đó có phần kéo dài thời hạn ưu đãi thuế khi mua xe điện tới năm 2025, cũng như chính sách khuyến khích sử dụng xe điện ở các vùng nông thôn. Bên cạnh đó, vào hôm thứ 5, Tesla và các hãng xe Trung Quốc cũng đã cam kết đặt chất lượng xe lên hàng đầu và nói không, hoặc tránh, quảng cáo sản phẩm quá lố.
Phụ nữ số