MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau H&M và ZARA, vì sao Uniqlo vẫn thích thị trường Việt Nam?

Dù chưa ra mắt chính thức nhưng Uniqlo đã có website bản tiếng Việt cũng như niêm yết giá bằng VND.

Bắt đầu từ một cửa hàng thường phục bên đường, Uniqlo dần phát triển thành chuỗi cửa hàng dành cho người dân địa phương và sau đó là thương hiệu toàn cầu. Tiếp đến thương hiệu này còn phát triển thêm sản phẩm thể thao và sản phẩm mang phong cách Mỹ. Công ty này luôn cố gắng để cân bằng giữa việc theo đuổi xu hướng và sản xuất những mặt hàng thông dụng để duy trì doanh thu.

Sau làn sóng áo khoác thể thao, tính đại chúng của công ty cũng tăng dần lên, các sản phẩm về sau như những mẫu thường phục cao cấp hay áo giữ nhiệt cũng dần được khách hàng đón nhận. Rất nhiều mặt hàng trong số đó cũng được người Việt Nam yêu thích. Sắp tới, Uniqlo sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam với cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.

Sau H&M và ZARA, vì sao Uniqlo vẫn thích thị trường Việt Nam? - Ảnh 1.

Dù chưa ra mắt chính thức nhưng Uniqlo đã có website bản tiếng Việt...

Sau H&M và ZARA, vì sao Uniqlo vẫn thích thị trường Việt Nam? - Ảnh 2.

Cũng như niêm yết giá bằng VND.

Thu nhập của những người trẻ ở Nhật Bản đang giảm, dân số cũng ngày càng thu hẹp và dân số già không còn quan tâm quá nhiều đến hoạt động tiêu dùng. Tình trạng thiếu trẻ em và già hóa dân số, cùng với một nền kinh tế suy thoái đã khiến tình hình ngày càng trở nên căng thẳng.

Theo dự báo của các chuyên gia, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp toàn cầu đến từ phương Tây hay những công ty với sản phẩm có giá cả phải chăng sẽ rất khốc liệt. Khi chiếc bánh ngày một co lại thì áp lực tại thị trường trong nước sẽ càng lớn và không có nhiều khoảng trống cho sự phát triển. Uniqlo không còn cách nào khác là tập trung vào các thị trường mới nổi.

Nhiều người thường cho rằng mô hình kinh doanh tập trung vào thị trường ngách, bổ sung giá trị gia tăng nên tập trung vào thị trường trường trong nước. Tuy nhiên, sau khi đã định dạng thành công thương hiệu thì ngoài thì việc chiếm thị phần ở những nước tiên tiến, các công ty hoàn toàn có thể tấn công tầng lớp giàu có ở những nước phát triển.

Thực tế là, những thương hiệu cao cấp trên thị trường Nhật và Mỹ, doanh thu ở các nước đang phát triển cũng đều tăng, đều là những thương hiệu với mục tiêu tấn công các thị trường ngách ở các nước phương Tây. Trong bối cảnh các đối thủ từ nước tiên tiến và cả nước đang phát triển đều muốn tấn công vào Nhật Bản thì việc Uniqlo tiến ra nước ngoài là xu hướng không thể tránh khỏi.

Các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, mức sống đang tăng dần lên trông thấy. Tầng lớp trung lưu sẽ nhanh chóng trở thành những người giàu có, và việc họ tiếp nhận nền văn minh tiêu dùng tinh tế mà Nhật và các nước Âu Mỹ đã trải qua chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ở các quốc gia đang phát triển, kinh tế phát triển cùng với sự phân chia giàu nghèo thì các thương hiệu hoàn toàn có thể tấn công đồng thời nhiều cấp độ của thị trường. Những công ty có sản phẩm dành cho tầng lớp giàu có hay những công ty có sản phẩm giá rẻ hướng đến đại chúng đều có cơ hội như nhau.

Bên cạnh đó, trong một lĩnh vực mang đậm dấu ấn địa phương như thị trường may mặc, H&M và ZARA gặp phải một cản trở khi dấn thân vào thị trường châu Á: nếu họ vẫn giữ nguyên các kích thước thì vòng hông và độ dài tay áo sẽ có sự chênh lệch so với phần lớn người da vàng. Đó chính là một lợi thế lớn của Uniqlo khi vốn dĩ hàng hóa của họ là phù hợp với số đo của người châu Á.

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên