MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, chi phí vận hành đường dây 500kV do tư nhân làm ra sao?

Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, chi phí vận hành đường dây 500kV do tư nhân làm ra sao?

Trong số các dự án điện đấu nối vào đường dây này, nhà máy điện mặt trời 450 MW của chủ đầu tư chiếm tỷ trọng 8% trong quy mô truyền tải.

Ngày 29/9/2020, tại thôn Quán Thẻ, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, trạm biến áp và đường dây 220 - 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng ở Việt Nam đã chính thức đóng điện.

Theo chủ đầu tư Trung Nam Group, chi phí đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng truyền tải bao gồm: Trạm biến áp 500kV Thuận Nam công suất 3x900 MW (giai đoạn 2020 lắp trước 02 máy), đường dây 500kV Thuận Nam – Vĩnh Tân dài 13,2 km, mở rộng 02 ngăn lộ tại Trạm 500kV Vĩnh Tân, đường dây 220kV dài 02 km. Tổng giá trị đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, chi phí để vận hành, bảo dưỡng các công trình trên ước tính khoảng hơn 20 tỷ đồng/năm.

Cụ thể, trong hơn 1 năm vận hành vừa qua, chi phí truyền tải thu từ các nhà máy điện tham gia đấu nối, giải tỏa công suất qua hệ thống Trạm 500kV Thuận Nam, ước tính theo đơn giá truyền tải do Bộ Công Thương quy định, áp dụng đối với NPT, khoảng hơn 200 tỷ đồng.

Trong thời gian sắp tới, khi đường dây Vân Phong – Thuận Nam đi vào hoạt động, cùng với việc các dự án năng lượng khác tiếp tục tham gia đấu nối, với quy mô khả năng truyền tải của hệ thống TBA 500kV Thuận Nam lên đến 6.000 MW, dự kiến chi phí truyền tải dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ/năm, tương ứng 40.000 tỷ đồng cho vòng đời 20 năm của dự án này. Chủ đầu tư cho biết, doanh nghiệp tự bố trí cả kinh phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống hạ tầng truyền tải 500kV nói trên

Trong số các dự án điện đấu nối vào đường dây này, Trung Nam cho biết, nhà máy điện mặt trời 450 MW của chủ đầu tư chiếm tỷ trọng 8% trong quy mô truyền tải, phần còn lại là truyền tải hộ các nhà máy điện khác trong khu vực và nhà máy nhiệt điện Vân Phong trong tương lai.

Hoàng Hà

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên