MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi ăn cơm, nếu thấy đau ở phần này cũng đồng nghĩa bạn đang mắc "trọng bệnh", đáng tiếc là ai cũng bỏ qua

11-09-2021 - 19:43 PM | Sống

Cơn đau luôn là "tín hiệu" của những bất thường trong cơ thể, thậm chí có thể cảnh báo sớm hàng loạt bệnh tật nếu thấy đau ở vùng này sau khi ăn xong.

Đau lưng là một chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Có vô vàn nguyên nhân gây nên cơn đau, chẳng hạn như ngồi sai tư thế hay mắc bệnh về cột sống đều làm bạn đau lưng nhiều ngày trời. Nếu không phải do bệnh lý, đau lưng hoàn toàn có thể chữa được bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt.

Sau khi ăn cơm, nếu thấy đau ở phần này cũng đồng nghĩa bạn đang mắc trọng bệnh, đáng tiếc là ai cũng bỏ qua - Ảnh 1.

Đau lưng là loại bệnh lý ai cũng gặp phải, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì đau lưng chính là tín hiệu cảnh báo bệnh tật, đặc biệt là đau lưng sau khi ăn. Lúc này cơn đau không phải do trục trặc từ hệ xương khớp mà nó xuất phát từ các cơ quan khác. Theo Saurabh Sethi – tiến sĩ kiêm bác sĩ nội khoa tốt nghiệp tại Đại học Y Harvard (Mỹ), dưới đây là một số loại bệnh đang "tiềm ẩn" trong cơ thể nếu bạn bị đau lưng sau khi ăn:

- Sỏi mật

- Viêm tuyến tụy

- Viêm loét đường tiêu hóa

- Nhồi máu cơ tim

- Nhiễm trùng thận

Cụ thể như sau:

1. Sỏi mật

Bệnh nhân sỏi mật thường bị đau lưng sau khi ăn quá no hoặc ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo. Nguyên nhân là do túi mật đóng vai trò hỗ trợ gan tiêu hóa chất béo, nhưng vì lý do nào đó, chất dịch mật trở nên cứng hơn và tạo thành nhiều mẩu nhỏ. Từ các mẩu này, sỏi mật sẽ có điều kiện thích hợp để phát triển và gia tăng kích thước.

Sau khi ăn cơm, nếu thấy đau ở phần này cũng đồng nghĩa bạn đang mắc trọng bệnh, đáng tiếc là ai cũng bỏ qua - Ảnh 2.

Sỏi mật khi to đến mức nhất định sẽ gây viêm túi mật và lan cơn đau sang lưng.

Khi sỏi mật to đến một mức nhất định, chúng sẽ làm cản trở quá trình lưu thông của các chất đi qua túi mật và gây viêm nhanh chóng. Do túi mật nằm ở phía dưới gan, gần với vùng bụng trên và các mô cơ vùng lưng nên khi bị viêm nhiễm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh như lưng và bụng sau khi ăn.

2. Viêm tuyến tụy

Trong một số trường hợp thì viêm tuyến tụy cũng gây nên những cơn đau lưng sau khi ăn. Cụ thể, tuyến tụy và túi mật đi qua ruột non chung một đường ống dẫn nên khi sử dụng nhiều chất kích thích, đồ chứa cồn hoặc mắc bệnh sỏi mật sẽ làm tắc nghẽn ống này. Lúc này dịch tụy còn sót lại sẽ gây viêm khiến bệnh nhân đau lưng trong vài ngày.

Bên cạnh đó, viêm tuyến tụy thường xảy ra khi cơ thể tồn đọng quá nhiều chất béo, chất đạm và đường huyết cao. Vậy nên bạn hãy tăng cường vận động hàng ngày, ăn uống điều độ và tránh những thực phẩm nhiều dầu mỡ để ngừa bệnh.

3. Viêm loét đường tiêu hóa

Nhiều người thắc mắc tại sao viêm loét đường tiêu hóa lại gây đau lưng vì chúng không liên quan tới nhau. Tuy nhiên thực tế là lúc chúng ta ăn no, axit trong dạ dày sẽ tiết ra đúng vị trí bị viêm loét và khiến bệnh nhân đau dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện tại vùng bụng giữa rốn và xương ức, sau đó lan rộng ra lưng.

Sau khi ăn cơm, nếu thấy đau ở phần này cũng đồng nghĩa bạn đang mắc trọng bệnh, đáng tiếc là ai cũng bỏ qua - Ảnh 3.

No căng sau khi ăn, ợ nóng và buồn nôn thường là dấu hiệu viêm loét đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị loét dạ dày hoặc thực quản cũng có thể làm cơn đau lan rộng tới lưng. Các triệu chứng viêm loét đường tiêu hóa bao gồm ợ nóng và buồn nôn. Trong quá trình điều trị, bạn cần tránh ăn thực phẩm cay hoặc chua kẻo bệnh trầm trọng thêm.

4. Nhồi máu cơ tim

Đau lưng sau khi ăn có thể báo hiệu cơn đau tim bất ngờ, đặc biệt là nếu kèm theo các triệu chứng như tức ngực, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, đau ở cánh tay, hàm và cổ… Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phụ nữ bị nhồi máu cơ tim còn hay gặp thêm triệu chứng đau lưng trên, chóng mặt, đau bụng và khó thở thường xuyên.

Nếu gặp phải tình trạng như trên, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra sớm vì bệnh tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hãy thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, giữ cân nặng luôn ổn định, luyện tập thể dục thể thao điều độ và không hút thuốc lá để giữ trái tim luôn khỏe mạnh.

5. Nhiễm trùng thận

Hay còn gọi là viêm đài bể thận, bệnh nhiễm trùng thận bắt nguồn từ việc nhiễm trùng đường tiểu dưới. Lúc này vi khuẩn sẽ sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận. Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ làm nhiễm trùng máu gây tử vong nhanh chóng.

Nhiễm trùng thận có thể gây đau lưng dài ngày kèm theo triệu chứng đau bụng, máu trong nước tiểu, cảm giác rát khi đi tiểu, ớn lạnh, sốt, buồn nôn… Các triệu chứng xuất hiện trong suốt cả ngày, đặc biệt là sau khi ăn sẽ cảm thấy nhiều hơn.

Sau khi ăn cơm, nếu thấy đau ở phần này cũng đồng nghĩa bạn đang mắc trọng bệnh, đáng tiếc là ai cũng bỏ qua - Ảnh 4.

Làm sao để giảm bớt đau lưng sau khi ăn?

Việc trước mắt khi bị đau lưng sau khi ăn chính là đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt. Mặt khác, mọi người có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm bớt cơn đau tạm thời:

- Thay đổi chế độ ăn uống nếu nguyên nhân là do chứng ợ nóng, loét dạ dày hoặc không dung nạp thức ăn. Hãy xác định đâu là thực phẩm gây khó chịu và loại khỏi mâm cơm trong nhiều tuần tới.

- Cần tập thể dục đều đặn và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh, đặc biệt là không ngồi sai tư thế vì có thể làm bệnh trở nặng hơn.

- Giảm stress và căng thẳng để tránh loét dạ dày hay căng cơ.

- Ngồi thẳng khi ăn và làm việc.

- Hạn chế uống rượu bia và ăn những thực phẩm giàu chất béo, nhiều gia vị.

Theo Medicalnewstoday, Healthline

Theo Minh Võ

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên