Sau khi đi làm, thứ duy nhất tăng chỉ là tuổi tác! Mỗi người thực sự phải có cho mình một mục tiêu cuối cùng?
"Chuyện mà hiện tại bạn suy nghĩ, sau này chẳng có chuyện nào xảy ra cả". Hi vọng bạn của tương lai cũng có thể nói với của hiện tại câu nói này.
- 25-12-2018Khởi nghiệp đã 15 năm, tôi ước gì mình được nghe 3 lời khuyên này từ những ngày đầu tiên
- 25-12-2018Buffett cho rằng thành công chỉ đơn giản là khi được đáp lại tình yêu, Steve Jobs lại nói đó là khi tin vào sức mạnh của sự giúp đỡ: Cha mẹ nếu muốn con thành công, hãy tặng chúng những “món quà vô giá” sau
Sau khi đi làm, không biết bắt đầu từ khi nào, chủ đề nói chuyện giữa bạn bè với nhau từ việc thi cử, tình yêu đã biến thành chuyện công việc, lương tháng, nhà cửa, xe cộ.
"Độc thân ư? Chuyện đó chẳng có gì to tát cả. Đời người không có cái gọi là trọng tâm hay mục tiêu, chỉ có sự lo lắng và thời gian vội vã trước mắt".
"Sau khi đi làm, thứ tăng nhanh nhất chính là tuổi tác, những ngày nghỉ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay".
"Gần 30 tuổi, vẫn không có tiền tiết kiệm, không có người yêu, không có mục tiêu, khó khăn lắm mới có được ngày nghỉ nhưng cũng không dám thực sự rảnh rỗi".
Dường như chuyện mà mọi người luôn lo nghĩ đến nhiều nhất đó là: lý tưởng, tiền bạc và sự nghiệp.
Vì sao cuộc sống của người khác có trọng tâm và mục tiêu, chỉ có "tôi" là không đâu vào đâu. Hơn 20 tuổi đầu, bước ra ngoài xã hội, chúng ta dường như đều gặp chung một khó khăn như vậy.
Mỗi người thực sự cần phải có cho mình một mục tiêu cuối cùng ư?
Không biết từ khi nào, 4 chữ "mục tiêu cuộc đời" đã trở thành nguyên nhân khiến chúng ta mệt mỏi, lo lắng.
Chúng ta đã nghe qua không ít những lời như "đời người nhất định phải có mục tiêu", "sống là phải làm gì đó có ích", "phải thành công" …. Đến cả trong các bộ phim truyền hình cũng thường hay có một nhân vật giống bạn giống tôi: cuộc đời bình thường, hơn nữa còn có chút không thuận lợi.
Nhưng bỗng nhiên vào một ngày, vì một biến cố nào đó mà cuộc đời bỗng thay đổi 180 độ, và bài học được rút ra ở đây là: "thấy chưa, đây chính là sự khác biệt giữa việc có mục tiêu và không có mục tiêu".
Nhưng hiện thực lại là: Ngoài việc tan làm, thì chính là ăn và ngủ, đôi khi sẽ hoài nghi ý nghĩa của công việc mà mình đang làm, muốn đi tìm một phương thức nào đó có thể hiện thực hóa được giá trị của bản thân.
Làm một người trẻ có mục tiêu không hề khó, ví dụ như mỗi tuần đọc một cuốn sách, học thuộc từ mới tiếng Anh, thay những bộ phim trong Ipad thành những bài học online, bồi dưỡng thêm cho mình một sở thích nào đó.
Sắp xếp thời gian kín sau khi công việc kết thúc, trải nghiệm cảm giác sống một cách phong phú, mỗi ngày đều tích cực và bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ hay mệt mỏi, nhưng lâu dần chúng ta sẽ lại hoài nghi: rốt cuộc mình làm như vậy là để làm gì?
Không biết. Ngoài việc đem lại cảm giác an ủi về mặt tinh thần ra thì cũng không hiểu là để làm gì. Trạng thái cuộc sống chẳng qua chỉ đổi từ "không có mục tiêu sống qua ngày" thành "bận rộn một cách không có mục đích". Rốt cuộc thì vấn đề là ở đâu?
Điều tôi muốn hỏi đại khái là: chúng ta đã quen với việc thừa nhận ngầm rằng "mỗi người cần phải có cho mình một mục tiêu".
Chúng ta đã quá chú trọng việc theo đuổi những thứ gọi là "sứ mệnh", "ý nghĩa", "giá trị" đến mức mà mỗi khi làm một việc gì đó đều hỏi rằng rốt cuộc là vì sao mình lại làm nó, đích là gì, liệu có thành công hay không?
Đôi khi tôi cũng cảm thấy, đời mà không có mục tiêu thì là không đáng sống. Nhưng càng nỗ lực đi tìm mục tiêu lại càng cảm thấy mục tiêu, không phải là thứ ai cũng muốn có, thậm chí còn là thứ không phải cứ cầu là được.
Chúng ta luôn cho rằng nó là thứ bắt buộc mà ai cũng cần có nhưng thực ra nó lại là một thứ đồ xa xỉ, chỉ có một bộ phận người may mắn mới tìm được nó.
Vì vậy, đừng ép bản thân rơi vào cái bẫy của "mục tiêu" để rồi mệt mỏi vì nó, hãy hưởng thụ nhiều hơn cuộc sống hiện tại của bạn.
Tôi từng làm một điều tra với câu hỏi là "Bạn cho cuộc sống hiện tại của mình bao nhiêu điểm?", phần lớn mọi người đều chọn 60-70 điểm, một điểm số vừa đủ.
Rất nhiều người nói ằng mình cách 100 điểm ở chỗ đó là cuộc sống hiện tại vẫn còn những thứ họ muốn nhưng lại không có được. Nhưng, nếu thực sự có được thứ bạn muốn rồi thì cuộc sống khi đó sẽ bớt phiền muộn hơn ư?
Tôi từng phỏng vấn qua một nhân viên hành chính: 28 tuổi, lương tháng chục triệu, có nhà có xe, đã kết hôn.
Tôi hỏi liệu anh ấy có buồn phiền chuyện gì không, anh ấy nói: "Dạo trước vợ nói muốn đổi nhà, muốn chuyển đến một ngôi nhà ở gần trung tâm thành phố hơn, tôi có chút phiền lòng về chuyện này.". Thực ra với điều kiện kinh tế của họ hiện tại, việc này cũng không phải quá khó khăn, nhưng tương lai lại phải gánh một khoản nợ lớn hơn.
Chúng ta đều hay chạy theo những thứ như vậy, lúc chưa có nhà chỉ ước có một căn nhà nhỏ, có nhà rồi lại muốn điều kiên phải tốt hơn nữa.
Nói như vậy để muốn nói với mọi người rằng, mục tiêu, liệu đời người có thể có được mục tiêu cuối cùng hay không? Thiết nghĩ là không, ở mỗi một giai đoạn chúng ta lại có những mục tiêu khác nhau, nó thậm chí còn xa xỉ hơn những mục tiêu đã đặt ra trước đó của bạn. Chỉ có điều chúng ta lại quá vì nó mà vô tình đánh mất đi những phút giây tận hưởng cuộc sống tốt đẹp của bản thân ở hiện tại.
Mục tiêu cũng giống như khát vọng, lòng tham của con con người vậy, mà lòng tham là vô đáy. Lúc mới đi làm chỉ ước lương được 7 triệu, được 7 triệu. thì ước lương 10 triệu là vui rồi, đợi đến lúc lương được 10 triệu rồi lại chuyển mục tiêu sang lương tháng 20 triệu.
Có mục tiêu, thậm chí là mục tiêu xa hơn là không sai, là đáng được trân trọng, khích lệ, nhưng đừng quá sa đà vào nó, hãy biết thỏa mãn, biết vừa lòng và biết cả tận hưởng.
"Chuyện mà hiện tại bạn suy nghĩ, sau này chẳng có chuyện nào xảy ra cả". Hi vọng bạn của tương lai cũng có thể nói với của hiện tại câu nói này.
Trí Thức Trẻ