MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi huy động về 1,5 tỷ USD cho CrownX, Masan đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tăng tốc

13-01-2022 - 15:50 PM | Doanh nghiệp

Sau khi huy động về 1,5 tỷ USD cho CrownX, Masan đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử tăng tốc

Ông Danny Le nói, thương mại điện tử đang chiếm khoảng 2% thị trường bán lẻ Việt Nam. Để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử của Masan, vị Tổng giám đốc cho biết công ty đang xem xét các lĩnh vực gồm logistics, chuỗi cung ứng và fintech.

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television mới đây, ông Danny Le – Tổng giám đốc Masan Group cho biết tập đoàn đang có kế hoạch tăng cường mua lại và hợp tác với các công ty công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử ngày càng gia tăng tại Việt Nam. 

Masan Group sở hữu chuỗi giá trị từ sản xuất thực phẩm, bán lẻ siêu thị/cửa hàng tiện ích và dịch vụ tài chính phục vụ 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam trong vòng 3 – 5 năm tới. 

Theo ông Danny Le, Masan muốn trở thành công ty đáp ứng 80% nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. "Điểm đến cuối" đòi hỏi công ty phải trang bị và tận dụng mạng lưới vật lý và trực tuyến của mình. 

Vị Tổng giám đốc nói, Masan đang xây dựng một mô hình kinh doanh tương tự như Jio của Reliance Industries (Ấn Độ), chuyên cung cấp các dịch vụ viễn thông không dây. Hồi tháng 9 năm ngoái, Masan đã mua lại 70% cổ phần Mobicast, sở hữu mạng di động ảo Reddi. 

"Nền tảng viễn thông kỹ thuật số sẽ là nền tảng của hệ sinh thái khách hàng thân thiết của chúng tôi", ông Danny Le cho biết. 

Theo báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain & Co, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng kép 29% mỗi năm kể từ 2020. 

Chính phủ đặt mục tiêu mua sắm trực tuyến chiếm 10% doanh số bán lẻ của Việt Nam, trong đó khoảng 50% tại Hà Nội và TP HCM vào năm 2025. 

CrownX, công ty tích hợp Masan Consumer Holdings và WinCommerce đã thu về 1,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư toàn cầu kể từ nửa đầu năm 2020. Trong số các nhà đầu tư có Alibaba Group Holding, công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động thương mại điện tử tại Đông Nam Á thông qua cánh tay Lazada. Bên cạnh đó, ông lớn khác còn có Baring Private Quity Asia, TPG, Platinum Orchid và Sea Town Master Fund (một công ty thuộc sở hữu của Temasek). 

Ông Danny Le nói, thương mại điện tử đang chiếm khoảng 2% thị trường bán lẻ Việt Nam. Để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử của Masan, vị Tổng giám đốc cho biết công ty đang xem xét các lĩnh vực gồm logistics, chuỗi cung ứng và fintech. 

"Tôi kỳ vọng con số đó có thể sẽ tăng gấp đôi, có thể gấp ba trong vài năm tới", Danny Le trả lời phỏng vấn. 

"Bản thân Masan đang cố gắng điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình để đảm bảo rằng chúng tôi có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm online – offline một cách hài lòng". 

Hứa Vân

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên