Sau khi Nhật Bản xả nước thải phóng xạ: Người dân Trung Quốc tranh nhau gom hải sản, kệ muối trong siêu thị cháy hàng
Trên nhiều nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc đã bắt đầu có nhiều người livestream bán muối: "9,9 NDT/6 túi".
- 14-08-2023Cặp đôi đi siêu thị nấu ăn cho tiết kiệm, kết quả nấu ăn 3 tiếng tốn hơn 700k/bữa
- 13-08-2023Chàng trai Việt kể về "cú sốc đầu đời" khi đến Phần Lan du học, sợ run khi vào siêu thị
- 10-08-2023Mua gần 7 tấn gạo rồi “gửi nhờ” ở siêu thị, người đàn ông tá hỏa khi "núi gạo" bỗng "không cánh mà bay" sau 1 đêm: Cảnh sát vào cuộc điều tra mới vỡ lẽ sự tình
Tích trữ muối, gom hải sản
Ngày 24/8, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ra thông báo tạm dừng hoàn toàn nhập khẩu thủy sản Nhật Bản ngay khi biết tin chính xác về việc Nhật Bản xả nước thải phóng xạ.
“Hiệu ứng cánh bướm” bắt đầu vỗ cánh, tác động của việc xả nước thải phóng xạ đã lộ rõ.
Tại Trung Quốc, trữ lượng muối tăng mạnh. Làn sóng tích trữ muối bắt đầu lan rộng và sự lan truyền thông tin qua Internet đã khiến ngày càng nhiều người dân ở các thành phố hoang mang.
Người dân các thành phố khác nhau phản ánh rằng ngay cả khi các siêu thị đăng thông tin “nguồn muối trong nước dồi dào, không cần tích trữ quá nhiều”, họ vẫn không thể an tâm mà tranh nhau mua nhiều muối về nhà hơn.
Ở Trịnh Châu, phóng viên tờ Dingduan chứng kiến một phụ nữ mua hơn 20 gói muối nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ nên đã gọi điện cho gia đình và hỏi: “Có cần mua thêm không?".
Thậm chí, trên nhiều nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc đã bắt đầu có nhiều người livestream bán muối: "9,9 NDT/6 túi".
Các quân cờ domino tiếp tục lao về phía trước. Ngoài muối, mặt hàng hải sản như tôm thẻ chân trắng trên nền tảng thương mại điện tử đã bán hết, còn hải sản tươi sống và các sản phẩm khác trong siêu thị cũng gần như sạch hàng. Theo báo cáo, nhiều người dân Hồng Kông (Trung Quốc) đã tranh thủ thời gian để mua món Nhật yêu thích trước khi Nhật Bản xả nước thải phóng xạ. Một số người dân đã thẳng thắn nói: "Hôm nay là ngày cuối cùng để mua đồ ăn Nhật Bản".
Các quan chức Hồng Kông đã ban hành văn bản ngưng nhập khẩu thủy sản từ 10 tỉnh hoặc quận của Nhật Bản, bao gồm Gunma, Saitama và Chiba. Tất cả các sản phẩm thủy sản sống, đông lạnh, làm lạnh hoặc bảo quản bằng cách khác, muối biển và rong biển sống hoặc chế biến từ những nơi trên sẽ bị dừng nhập khẩu vào Hồng Kông.
"Thủy sản ở Hồng Kông rất nhiều và ở đây cũng có nhiều quán ăn Nhật Bản". Tiểu Trịnh, một sinh viên Hồng Kông, nói với phóng viên: "Có rất nhiều cá và cua tươi nhập khẩu từ Nhật Bản ở siêu thị. Hôm nay tôi muốn mua một ít đồ ăn, nhưng tôi xem mạng xã hội, nghe nói nhiều siêu thị đã bán hết hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản”.
Một số bàng quan, một số để ý
Tiểu Kim, một du học sinh người Trung Quốc tại Nhật, thường xuyên tới lui các con phố trung tâm ở Tokyo. Cô cho biết chợ hải sản những ngày gần đây vẫn có lượng khách đông đúc và cô cảm thấy giá cả có tăng nhẹ.
Tiểu Thiên, một du học sinh ở Shibuya, Tokyo, nói với phóng viên vào tối ngày 24 rằng anh thích ăn hải sản, nhưng sau khi Nhật Bản xả nước thải phóng xạ, “sẽ không ăn hải sản trong thời gian này, vì là ngày đầu tiên xả thải nên giá cả biến động chưa rõ ràng”.
Điều khiến Tiểu Kim và Tiểu Thiên ngạc nhiên là việc xả nước thải phóng xạ ở Nhật Bản không quá “nóng”. Tiểu Thiên cho biết anh đang ở Đại học Tokyo và cảm thấy cuộc sống của người dân tại đây vẫn diễn ra bình thường.
"Chắc chắn ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng!"
Hoàng Lực, đầu bếp một nhà hàng ở Trịnh Châu, nói với phóng viên rằng hơn một tháng trước, công ty này đã gửi văn bản nội bộ ngưng mua hải sản trên khắp Nhật Bản. "Ngày 24 chính thức xả thải, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng”.
Hoàng Lực cho biết nhà hàng của anh rất ít sử dụng hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản làm nguyên liệu và thay thế bằng cá nước ngọt hoặc hải sản trong nước. "Trong thời gian này, hải sản từ các vùng biển nội địa vẫn có thể được sử dụng và sẽ luôn điều chỉnh hình thức nhập hàng theo tình hình”.
Dương Hưng Lợi, chủ cửa hàng buôn hải sản sỉ đã kinh doanh hải sản ở Trịnh Châu nhiều năm, cho biết họ thường mua hải sản chủ yếu từ Đan Đông và Liên Vân Cảng ở Trung Quốc. Việc xả nước thải phóng xạ cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến ngành hải sản. "Giá các sản phẩm thủy sản có thể giảm nhưng do việc xả thải mới bắt đầu nên còn phải xem tác động sẽ như thế nào".
Nguồn: Sohu
Phụ nữ số