Sau những con “sóng thần” dầu khí, ngân hàng, thép trong quá khứ, đây là những điều nhà đầu tư cần lưu ý
Năm 2017 sẽ có nhiều cơ hội với nhà đầu tư khi các “đại gia” sẽ tiếp tục lên sàn; Nhà nước đẩy mạnh thoái vốn tại các doanh nghiệp cũng như giá hàng hóa NVL tiếp tục phục hồi.
- 06-02-2017Dòng tiền khối ngoại sẽ quay trở lại TTCK, VnIndex chạm mốc 770 điểm trong năm 2017
- 05-02-201727 sự kiện sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp và cơ hội đầu tư chứng khoán năm nay
- 04-02-2017Sabeco tăng trưởng phi mã, lợi nhuận của Habeco vẫn "dậm chân tại chỗ" suốt 8 năm
Thị trường chứng khoán luôn thay đổi và mỗi năm sẽ có những điểm sáng đặc biệt, như Dầu khí 2014, Ngân hàng 2015 và Thép 2016. Mới đây, CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) đã đưa ra những chủ đề đầu tư đáng chú ý trong năm 2017.
Nhóm cổ phiếu OTC lên niêm yết, cơ hội tiếp diễn
Trong năm 2017 và đầu năm 2017, một số “đại gia” OTC đã tuân thủ niêm yết như SAB, BHN, QNS, ACV, NVL, VGT, VHN, FOX, DBD… theo quy định của Thông tư số 180/2015/TT-BTC. Tuy nhiên vẫn còn những tên tuổi lớn sẽ phải chờ trong thời gian tới là May Việt Thắng, Phong Phú, May Nhà Bè, Viettel Global, VEAM, Thaco, Techcombank, VPBank... Đây đều là những doanh nghiệp lớn đầu ngành, triển vọng tăng trưởng hấp dẫn, kỳ vọng sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư khi chính thức niêm yết.
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp này niêm yết trên HSX (sau khi lên Upcom một thời gian) cũng sẽ có tác động lớn đến chỉ số VnIndex, cũng như thứ tự của nhóm Vn30. Dù vậy, bên cạnh các các cổ phiếu chất lượng, không loại trừ sẽ có những cổ phiếu có tính chất đầu cơ cao như năm 2016, cơn sốt OTC cũng cần sự thận trọng không nhỏ.
Nhóm doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị IPO
Theo BSC, việc rút ngắn thời gian lên sàn của các doanh nghiệp kể từ khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đấu giá với SGDCK sẽ giúp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu và là điểm hấp dẫn góp phần thu hút dòng tiền đầu tư kể từ khi IPO.
Về tỷ lệ nắm giữ của nhà nước, Chính phủ cũng đã có quy định cụ thể, đối với các TCT trực thuộc UBND Tp Hồ Chí Minh khi IPO, tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước như sau: nắm giữ 65% với Saigon Tourist, Satra, CNS và 50% với Sawaco, Samco và Sagri.
BSC cũng lưu ý thương vụ IPO Vicem trong năm 2017, tỷ lệ thoái vốn của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện ngành xi măng Việt Nam, bên cạnh đó, cơ hội đầu tư cũng sẽ khả quan với nhóm cổ phiếu ngành Xi măng.
Nhóm cổ phiếu thoái vốn hoặc hết room
Thương vụ thoái vốn tại Sabeco, Habeco và VNM sẽ tiếp tục là chủ đề hấp dẫn cho giới đầu tư trong và ngoài nước trong năm 2017. SAB hiện đã thông qua chủ trương đấu thầu công khai thuê đơn vị tư vấn, xây dựng phương án thoái vốn nhà nước, dự kiến cuối Q1/2017 có thể hoàn tất đề án trình Chính phủ thông qua. Với BHN, kế hoạch thoái vốn sẽ khó khăn hơn do điều khoản đã ký từ trước với Carlsberg.
Nhìn chung sau thương vụ thoái vốn 9% của SCIC tại VNM, những lần thoái vốn tiếp theo của nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng diễn ra thuận lợi và thành công hơn. Bên cạnh đó, SCIC sẽ phải tiếp tục thoái vốn tại nhóm 9 doanh nghiệp lớn là FPT, NTP, BMP, BMI, VNR, HGM, CTCP Hạ tầng và BĐS Việt Nam, SGC và FOX. Những sự kiện này cũng sẽ là điểm nhấn của TTCK trong năm 2017.
Với nhóm cổ phiếu hết room, tính từ thời điểm cho phép mở room đến nay, có khoảng 25 doanh nghiệp nộp hồ sơ xin nới room, tuy nhiên do vướng mắc về các quy định liên quan nên chỉ hơn 10 doanh nghiệp hoàn tất mở room. Trong năm 2017, việc tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp luật sẽ giúp gia tăng số doanh nghiệp hoàn thành quá trình nới room, tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu với NĐT.
Nhóm cổ phiếu cơ bản, đầu ngành, cổ tức cao và tập trung vào thị trường trong nước
BSC nhận thấy cục diện thị trường đã và sẽ chuyển dịch khi nhóm cổ phiếu “khủng long” lần lượt lên sàn Upcom, và chuyển sang niêm yết trên hai sàn HSX và HNX. Thứ tự của nhóm bluechips cũng như chỉ số VnIndex sẽ được sắp xếp và điều chỉnh lại. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền của Nhà đầu tư, khi mà những gương mặt mới đang thu hút nhiều sự chú ý, dòng tiền đầu tư sẽ trở nên thông minh và tập trung hơn, hướng tới những cổ phiếu lớn, đầu ngành, trả cổ tức cao và đều đặn và tập trung vào thị trường trong nước như VNM, HPG, MWG, PNJ, HSG, SAB, QNS, FPT, FOX, VNS…
Cơ hội bắt đáy các cổ phiếu cơ bản do việc dòng tiền bị phân hóa sang OTC và IPO cũng sẽ diễn ra. Dù vậy, những cổ phiếu đầu cơ sẽ khó có cơ hội trong năm 2017.
Các Hiệp định thương mại tự do
BSC cho rằng Việt Nam vẫn đang ở ngưỡng cửa của quá trình hội nhập khi các Hiệp định FTAs quan trọng chuẩn bị được ký kết: (1) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU chuẩn bị ký kết vào vào đầu năm 2017; (2) Hiệp định thương mại tự do RCEP (ASEAN +6) đã đi tới vòng đàm phán thứ 15, được kỳ vọng kết thúc vào vào giữa năm 2017 và (3) Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á Âu vừa chính thức có hiệu lực vào 5/10/2016, mở cánh cửa sang thị trường 183 triệu dân của các nước Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Theo BSC, thị trường đang quá bi quan với TPP và triển vọng chính sách của tân Tổng thống Mỹ, dẫn đến các ngành định hướng xuất khẩu đều chịu ảnh hưởng mạnh. BSC cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại nhưng các nhóm ngành này đã bắt đầu vào vùng giá hấp dẫn gồm cảng biển, Hàng không, Hạ tầng, Khu công nghiệp. Cũng theo BSC, cơ hội bắt đáy với những nhóm cổ phiếu này sẽ sớm xuất hiện từ năm 2017.
Dù vậy, BSC vẫn lo ngại tăng trưởng với ngành Dệt may do ảnh hưởng của chính sách tăng lương tối thiểu, những ưu đãi về thuế (EVFTA) sớm nhất có hiệu lực từ 2018 và Thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng từ mặt bằng giá nguyên vật liệu, lạm phát tăng trở lại và khả năng tăng lãi suất
Dự báo cho giá dầu trong 1H2017 được nâng từ mức 56,5 USD/thùng lên 59 USD, và giá dầu sẽ ổn định quanh mức 58 USD/thùng vào nửa cuối năm (Goldman Sachs); bên cạnh đó, tình hình kinh tế Trung Quốc ổn định hơn cũng đem lại triển vọng khả quan cho mặt bằng giá hàng hóa toàn cầu.
Đối với nhóm ngành NVL cơ bản, BSC cho rằng KQKD cũng như giá cổ phiếu sẽ tiếp tục cải thiện theo diễn biến giá hàng hóa Thế giới và chính sách bảo hộ của Chính phủ Việt Nam (Thép, Mía đường), do đó 2017 sẽ tiếp tục là năm thuận lợi với ngành Dầu khí, Thép, Cao su, Mía đường.
Bên cạnh đó, xu hướng phục hồi của giá hàng hóa cũng như triển vọng đồng USD tăng giá dẫn tới giá hàng hóa nhập khẩu tăng, góp phần đẩy lạm phát lên cao. Ngoài ra, những yếu tố trong nước như điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, khả năng tăng giá điện năm 2017 cũng dẫn tới tăng lạm phát và lãi suất.