MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sâu sắc: Nấu cháo 3 phần gạo, làm người 3 phần cái tôi

24-04-2020 - 21:37 PM | Sống

Đừng áp đặt 100% cái tôi của mình lên người khác và cho rằng đó là đúng, là tốt. Không ai hiểu mình bằng chính bản thân họ, họ biết cái gì đúng và tốt cho mình hơn ai khác. Học cách tôn trọng, lắng nghe quan điểm và ý kiến của người khác, đó mới là đạo xử thế mà người khôn khéo nên học hỏi.

1. Đừng tự cho mình ta đây

Trời cao còn có trời cao hơn, người tài còn có người giỏi hơn, khiêm tốn là một loại thái độ, càng là một loại tu dưỡng.

Đứng đúng vị trí của mình, quyền lực là nhất thời, tiền bạc là vật ngoài thân, cơ thể là của bản thân, làm người khiêm tốn, biết mình mới sống an nhiên được lâu được dài.

2. Đừng tùy tiện hứa hẹn

Sống ở đời, một lời nói đáng ngàn vàng, "ngôn tất tín, hành bất quả", lời đã nói ra phải có sự tin cậy, hành động rồi sẽ có kết quả, trồng hành động sẽ thu hoạch được thói quen; trồng thói quen sẽ thu được tính cách; trồng tính cách sẽ thu được vận mệnh - thói quen tạo nên một người.

Đừng tùy tiện hứa hẹn, hứa mà không làm được rồi thất hứa sẽ thành thói quen, và thói quen này sẽ khiến người khác xa lánh, không còn lòng tin ở bạn.

3. Đừng tùy tiện cầu người

Bản thân có thể tự giải quyết được vấn đề, vậy thì đừng ném sang cho người khác.

Tôn trọng sự độc lập, không tùy tiện tìm tới sự giúp đỡ, phụ thuộc vào người khác.

Sống ở đời, quý ở tự lực cánh sinh. Nhờ người khác giúp đỡ là bản tính, tự mình vượt qua khó khăn mới là bản lĩnh.

 Sâu sắc: nấu cháo 3 phần gạo, làm người 3 phần cái tôi  - Ảnh 1.

4. Đừng áp đặt người khác

Không có gì là tuyệt đối 100% trên thế gian này. Nấu cháo 3 phần gạo, làm người 3 phần cái tôi

Đừng áp đặt 100% cái tôi của mình lên người khác và cho rằng đó là đúng, là tốt. Không ai hiểu mình bằng chính bản thân họ, họ biết cái gì đúng và tốt cho mình hơn ai khác. Học cách tôn trọng, lắng nghe quan điểm và ý kiến của người khác, đó mới là đạo xử thế mà người khôn khéo nên học hỏi.

5. Đừng chế nhạo người khác

Làm tổn thương tinh thần của người khác, bạn vui vẻ nhất thời, người ta tổn thương cả đời. Hay ho gì cái điều này?

Thay vào đó, học cách biết ơn, bởi lẽ sinh mệnh là sự dựa dẫm, thế gian này, mọi thứ đều phụ thuộc vào một thứ khác.

Cảm ơn sự ban phước của thiên nhiên, cảm ơn sự dưỡng dục của cha mẹ, cảm ơn sự ngọt ngào của thức ăn, cảm ơn sự ấm áp của quần áo.

 Sâu sắc: nấu cháo 3 phần gạo, làm người 3 phần cái tôi  - Ảnh 2.

6. Đừng động tý là tức giận

Bốc đồng, nóng nảy, một là tổn thương chính cơ thể, hai là tổn thương tới tình cảm đôi bên.

Bản thân mình cứ day dứt trong lòng rước bực vào thân, trong khi người khác sớm đã xem đó là chuyện vặt vãnh mà quên đi lúc nào không hay, làm vậy được ích gì cho bạn?

Lùi một bước là trời rộng sông dài, nhịn nhất thời gió lặng biển êm. Tức giận quá nhiều cẩn thận đứt ruột đứt gan, phàm là chuyện gì cũng hãy nhìn nhận về lâu về dài.

7. Đừng ngắt lời người khác

Lời ít ý nhiều, nhiều lời ắt có chỗ sơ hở, im lặng là vàng. Lắng nghe là một loại trí tuệ, một sự tôn trọng, một sự giao tiếp về tâm hồn, yên lặng là một loại tâm thái, một sự trưởng thành.

Không "nhảy vào mồm người khác" là một phép lịch sự, một sự chín chắn, người thông minh hiểu rõ lúc nào nên nói lúc nào không, và mỗi một lời nói ra đều sẽ là lời vàng lời ngọc.

8. Đừng xem nhẹ dáng vẻ bề ngoài

Lan tỏa sự đẹp đẽ, thu hoạch lại hạnh phúc. Sự chỉn chu, thanh tao, nhã nhặn, lịch sự của dáng vẻ, của vẻ ngoài cho thấy dáng dấp nội tâm của một con người, nó là tâm trạng, và cũng là sức mạnh tiếp thêm sự tự tin cho mỗi người.

Đây là thời đại mà bạn chỉ có hai phút để để lại ấn tượng cho người khác, là thời đại mà phần lớn người ta nhìn "nước sơn" trước tiên, khi đã có hứng thú với "lớp sơn" của bạn, họ mới muốn đi tìm hiểu sâu hơn vào "lớp gỗ" bên trong. Vì vậy, đừng ngần ngại chăm chút cho vẻ ngoài của mình, nó là tấm thẻ thông hành vô cùng có ích của mỗi người.

 Sâu sắc: nấu cháo 3 phần gạo, làm người 3 phần cái tôi  - Ảnh 3.

9. Đừng khép kín bản thân

Giao tiếp, trao đổi, giao lưu nhiều hơn với mọi người là một loại năng lực mà ai cũng nên trang bị cho mình.

Giúp đỡ người khác là một sự cao quý, thấu hiểu người khác là một sự độ lượng, tha thứ cho người khác là một loại mỹ đức, phục vụ người khác là một sự vui vẻ, có được sự thấu hiểu và tán thưởng của người khác dành cho mình chính là một niềm hạnh phúc.

10. Đừng bắt nạt người thật thà

Lòng trắc ẩn là phẩm hạnh, đồng cảm với kẻ yếu là một loại cảnh giới, là một sự hài hòa. Tâm lý khỏe mạnh, cơ thể mới khỏe mạnh.

Con người, có một phần độ lượng, sẽ thêm một phần khí chất, con người có thêm một phần khí chất, sẽ thêm một phần nhân duyên, con người thêm một phần nhân duyên, là thêm một phần sự nghiệp, tích thiện thành đức, tu thân dưỡng tính.

Theo Như Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên