Sau thành công 'xanh hóa' Covid-19, Bến Tre làm gì để khôi phục kinh tế thời 'bình thường mới'?
Vừa qua, Bí thư tỉnh Bến Tre, ông Lê Đức Thọ thông tin, nhờ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp phòng chống, đẩy lùi, kiểm soát dịch Covid-19, đến nay tỉnh đã ghi nhận những kết quả bước đầu tích cực.
- 18-10-2021Ngân sách đã chi hơn 30 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19, mua vaccine hơn 15 nghìn tỷ
- 01-10-2021Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nói về bí quyết "chủ động, linh hoạt" lập "pháo đài xanh" kiểm soát dịch Covid-19 sớm nhất
- 23-09-2021Đằng sau việc Bến Tre trở thành tỉnh phòng, chống dịch tốt nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long: Xét nghiệm mẫu gộp!
5 yếu tố giúp Bến Tre sớm "xanh hóa"
Cụ thể, số ca F0 hiện đã giảm mạnh, hầu hầu hết phát sinh trong khu phong tỏa, cách ly hoặc người từ ngoài tỉnh về Bến Tre. Ông Thọ khẳng định, Bến Tre đã được "xanh hóa". Vậy nhờ đâu, Bến Tre đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên như vậy?
Thực tế, thời gian qua, tỉnh đã áp dụng tốt chủ trương trương lấy xã, phường, thị trấn là "pháo đài", người dân là "chiến sỹ" trong phòng chống, đẩy lùi và kiểm soát dịch Covid-19, bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng, cuộc sống của người dân.
Đây là yếu tố then chốt để sớm kiểm soát dịch Covid-19, giữ vững kết quả đã đạt được, hạn chế thấp nhất thiệt hại, sớm đưa cuộc sống đạt được trạng thái bình thường mới.
Cụ thể bao gồm 5 yếu tố chính.
Thứ nhất, việc triển khai xây dựng, duy trì, bảo vệ vững chắc "pháo đài" được thực hiện đúng quy định, trách nhiệm. Trên cơ sở tình hình thực tiễn, có phương án, kế hoạch và cam kết thực hiện ở từng xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố; có sự bố trí, phân công, phối hợp rõ ràng, chặt chẽ các thành phần tham gia. Phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phòng chống dịch; gần dân, sát dân, cùng với dân thực hiện
Thứ hai, xây dựng, kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ Covid cộng đồng, tổ nhân dân tự quản. Đây là một trong những lực lượng quyết định sự thành công của công tác phòng chống dịch Covid-19. Các thành viên tổ Covid cộng đồng thực hiện "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", giúp quản lý chặt địa bàn, sát từng đối tượng.
Thứ ba, thể hiện rõ vai trò, tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân, khẳng định mỗi người dân là một "chiến sỹ" cùng quyết tâm đồng lòng, chủ động, tự giác, ra sức và nỗ lực bảo vệ "pháo đài"; tương thân tương ái, chia sẻ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, chung tay sớm đẩy lùi dịch Covid-19.
Thứ tư, phát huy hiệu quả và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống y tế, nhất là tuyến cơ sở. Bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác xét nghiệm, tiêm vắc-xin, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân… Nắm bắt kịp thời, linh hoạt giải quyết, hỗ trợ cho người dân, để người dân có thể tiếp cận nhanh nhất, kịp thời nhất, thuận lợi nhất và tối ưu các dịch vụ y tế, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
Thứ năm, quan tâm triển khai kịp thời các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm đúng đối tượng, đặc biệt quan tâm các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng mất việc làm do ảnh hưởng dịch bệnh; quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách, gia đình có công với nước, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Từng bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Đối với kinh tế, trong giai đoạn vừa qua, tác động của dịch Covid-19 đến KT-XH là rất lớn, do đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, tỉnh đã thành lập Tiểu ban phục hồi và phát triển KT-XH thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh. Tỉnh chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phục hồi, phát triển KT-XH trong điều kiện bình thường mới, trước hết là giai đoạn từ nay tới cuối năm 2021 và năm 2022; nỗ lực phấn đấu, chỉ đạo, điều hành tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao hơn bình quân chung của cả nước.
Kịch bản phát triển toàn diện KT-XH đã được UBND tỉnh triển khai tới các ngành, các huyện, thành phố, với 3 lĩnh vực có tính ưu tiên và là nền tảng trong phát triển kinh tế của tỉnh đó là: Khôi phục, phát triển kinh tế nông nghiệp; khôi phục hoạt động các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phục hồi và phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ an toàn.
Ngoài ra, cần tăng cường các giải pháp tích cực nối lại chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước và quốc tế trong điều kiện bình thường mới. Quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.