MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau tuổi 40, người khôn ngoan tránh xa những bữa tiệc kiểu này: Vừa tốn thời gian, vừa bị biến thành ‘tài nguyên’ cho những kẻ nịnh nọt ‘khai thác’

06-12-2023 - 14:46 PM | Lifestyle

Trong ba tình huống sau đây, tốt nhất chỉ nên đáp lễ lại một cách lịch sự, không nhất thiết phải tham gia các bữa tiệc ăn uống kẻo bị biến thành ‘con rối’ trong tay kẻ khác.

Lễ không trau dồi, khó mà lập thân. Từ xa xưa, việc chiêu đãi khách bằng các bữa cơm vốn đã trở thành một hình thức đáp lễ quen thuộc.

Đặc biệt là sau khi nghỉ hưu, khi thời gian rảnh rỗi ngày càng nhiều, đối mặt với những lời mời dự tiệc từ người thân, bạn bè, việc lấy lí do công việc bận rộn làm cái cớ cũng không còn dễ dàng như trước. Trong trường hợp này, nhiều người bị buộc phải tham dự nhiều bữa tiệc vô nghĩa, lãng phí thời gian và sức lực.

Thực tế, sau khi nghỉ hưu, bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình, thay vì lo lắng về các bữa tiệc xã giao.

Trong ba tình huống sau đây, tốt nhất chỉ nên đáp lễ lại một cách lịch sự, không nhất thiết phải tham gia các bữa tiệc ăn uống.

Sau tuổi 40, người khôn ngoan tránh xa những bữa tiệc kiểu này: Vừa tốn thời gian, vừa bị biến thành ‘tài nguyên’ cho những kẻ nịnh nọt ‘khai thác’ - Ảnh 1.

01

Khi gặp những người họ hàng chỉ biết lợi cho mình

Đáp lại lễ bằng quà tặng là phép lịch sự, không tham gia ăn uống là thái độ

Tiếp xúc với bà con, họ hàng gần xa vốn là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cùng một loại gạo có thể nuôi sống đủ mọi loại người, tương tự, dù có chung tổ tiên thì cũng sẽ luôn có một số "họ hàng độc hại", nếu gạt mối quan hệ huyết thống sang một bên, người ta sẽ không muốn kết giao với họ.

Dickens từng nói: "Thù hận giữa họ hàng người thân với nhau còn khủng khiếp hơn sự căm ghét giữa những người xa lạ".

Vua sòng bạc, tỷ phú Hồng Kông khét tiếng Hà Hồng Sân xuất thân từ một gia đình giàu có, khi cha ông được bầu làm Chủ tịch Phòng Thương mại Hồng Kông, ông đã đặc biệt tặng cho con trai một biệt thự nghỉ dưỡng nhìn ra biển để ăn mừng. Khi đó nhà họ Hà tới đầy khách khứa, họ hàng bạn bè, ai cũng muốn làm thân.

Tuy nhiên, khoảng thời gian tươi đẹp đó chẳng kéo dài được bao lâu, khi Hà Hồng Sân 13 tuổi, cha ông mất hết tiền do giao dịch chứng khoán và thậm chí phải bỏ trốn.

Một ngày nọ, tòa nhà cao tầng của gia đình họ Hồ bị sập, Hà Hồng Sân phải cùng mẹ chuyển đến một khu ổ chuột nơi người nghèo sinh sống. Những người thân, bạn bè ngày xưa bỗng thay đổi thái độ, sợ hai mẹ con ông tìm tới vay tiền.

Những khuôn mặt vốn tươi cười trong kí ức của ông nay bỗng trở nên vô cùng lạnh lùng, trải nghiệm này khiến chàng trai trẻ Hà Hồng Sân sớm nếm trải cái gọi là "lòng người".

Thậm chí nhiều năm sau, khi nhớ lại quá khứ cay đắng này, Hà Hồng Sân vẫn thở dài: "Tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng khi người ta nghèo, người thân lại cư xử lạnh lùng với nhau như vậy."

Bạn không những nên tránh xa những người họ hàng độc hại khi ở địa vị thấp mà còn phải cảnh giác ngay cả khi đã ở địa vị cao.

Đừng kết giao với những người chỉ biết tâng bốc người khác.

Mạnh Giao, một nhà thơ thời nhà Đường, mãi đến tuổi 46 mới trở thành tiến sỹ Nho giáo, kể từ sau đó, mọi người ở Trường An bỗng nhiên đều muốn kết bạn với ông.

Một ngày nọ, một người họ hàng xa tình cờ có mặt ở kinh đô và gửi thiệp mời Mạnh Giao tới dự tiệc đầy tháng của con trai út. Mạnh Giao đồng ý tham dự bữa tiệc vì nể tình thân.

Yến tiệc được tổ chức tại quán cơm của người họ hàng, Mạnh Giao vừa đến, họ hàng xa đã lập tức mời ông vào bàn, liên tục nâng ly tâng bốc, kể nhiều giai thoại về họ hàng xa để xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn.

Nửa say nửa tỉnh, hai người trò chuyện sôi nổi, Mạnh Giao cũng cảm thấy quý mến người họ hàng này và đồng ý nhiều yêu cầu của người họ hàng.

Ngày hôm sau, sau khi tỉnh táo, Mạnh Giao nhắc đến người họ hàng này với bạn mình, nhưng người bạn của ông lại nhắc nhở ông. Sau khi hỏi thăm kỹ lưỡng, ông mới biết người họ hàng xa này nổi tiếng là người xu nịnh, luôn thích móc nối quan hệ với những người có địa vị cao, xem thường những người không có chức tước, và hoàn toàn thể hiện điều này ra mặt, không có ý giấu diếm.

Mạnh Dao nghe xong nhận ra mình suýt rơi vào cạm bẫy những lời nói ngon ngọt của người họ hàng xa này.

Sau đó, khi lại được người đó mời tới dự tiệc, ông thường chỉ chuẩn bị quà đáp lễ rồi tiễn đi, không còn đồng ý tham dự tiệc như lúc trước nữa.

Điều tương tự có lẽ cũng không phải là chuyện hiếm trong thực tế cuộc sống.

Xã hội có tồn tại những người ưa nịnh nọt người ở địa vị cao hơn, lạnh lùng với người ở địa vị thấp hơn, ghen tị với người khác nhưng cũng thường xuyên chê cười người khác. Trong mắt họ, bạn chỉ là nguồn tài nguyên để khai thác.

Một khi bạn không thể mang lại lợi ích cho họ, bạn chắc chắn sẽ nhận lại được vài cái liếc mắt không mấy thiện cảm.

Trong những trường hợp như vậy, tốt hơn hết bạn chỉ nên đáp lại lễ theo phép lịch sự thay vì tham gia vào các bữa ăn chỉ với mục đích lợi ích, đặt ra cho mình một giới hạn, đừng để người khác thấy bạn dễ "ăn hiếp".

Sau tuổi 40, người khôn ngoan tránh xa những bữa tiệc kiểu này: Vừa tốn thời gian, vừa bị biến thành ‘tài nguyên’ cho những kẻ nịnh nọt ‘khai thác’ - Ảnh 2.

Gặp những người bạn không quá thân thiết

Chào hỏi một cách lịch sự, thân thiện và từ chối các tương tác xã hội vô nghĩa

Sau khi nghỉ hưu, có những mối quan hệ xã hội mà chúng ta không nhất thiết phải duy trì. Hai, ba tri kỉ là đủ, những người cảm thấy không cần qua lại, cảm thấy không có họ, cuộc sống của chúng ta vẫn ổn, vậy thì nên dứt khoát.

Phần còn lại của cuộc đời rất đắt giá, những đồng nghiệp chỉ có quan hệ làm ăn, những người bạn cùng lớp đã lâu không liên lạc, những người bạn bình thường chỉ thỉnh thoảng gặp nhau đều không còn cần thiết để chúng ta tốn quá nhiều thời gian.

Vậy nhưng, một số người vì muốn giữ thể diện hoặc vì không biết cách từ chối vẫn tham dự mỗi khi nhận được lời mời từ những người bạn như vậy. Nhưng trong bữa tiệc, tình bạn với chủ nhà chỉ nói được vài câu đã cạn kiệt, nhìn xung quanh không có nhiều gương mặt quen thuộc, lúc này, chỉ có cảm giác như đang ngồi trên kim châm. Sau cùng, cũng chỉ là lãng phí thời gian.

Nhà văn Tiệp Khắc, Milan Kundera, từng viết:

"Có rất nhiều cách để sử dụng cuộc đời của bạn, đừng lãng phí nó vào những tương tác xã hội vô ích."

Một cư dân mạng tên Hà từng chia sẻ một trải nghiệm của mình như sau: Một người bạn học cũ lâu ngày không liên lạc tổ chức tiệc mừng con trai vào đại học nên đã mời cô tới dự tiệc.

Hà vốn dĩ muốn từ chối vì nghĩ bạn bè đã lâu không liên lạc, nhưng sau cùng, cô vẫn đồng ý tham gia.

Đúng ngày đã hẹn, Hà tới địa điểm tổ chức tiệc đúng giờ nhưng không có ai ở đó, khi cô gọi điện, đối phương sửng sốt một lúc rồi cười nói rằng thời gian đã thay đổi và quên báo cho cô.

Hà vốn đã kìm nén cơn tức giận, nhưng khi nghe thấy đối phương vẫn thản nhiên cười nói, cô càng tức giận hơn, liền nói với đối phương rằng mình từ chối tham dự bữa tiệc.

Đối phương chỉ nói "Ok" rồi cúp điện thoại, để lại Hà ở đầu dây bên kia vô cùng tức giận.

Nhà văn Mark Twain cũng chia sẻ một câu chuyện thú vị: Năm 1861, ông đến Nevada lần đầu tiên cùng với một vài người bạn, cố gắng kiếm bộn tiền nhờ khai thác gỗ và khai thác mỏ nhưng không thành công, sự nghiệp viết lách của ông khi đó cũng chưa chính thức bắt đầu.

Một ngày nọ, người hàng xóm mới mời ông đến dự tiệc tại nhà. Mark Twain vốn cũng không bận rộn, nghe nói những người tham gia đều là bạn bè đồng trang lứa nên muốn qua tham dự.

Nhưng vừa đến bữa tiệc, ông đã chết lặng, giữa đám đông, ông chỉ quen biết người hàng xóm của mình. Có điều, người bạn duy nhất mà ông biết này lại là trung tâm của sự chú ý, và không có thời gian để ý đến ông.

Mark Twain nhiều lần cố gắng hòa vào không khí của bữa tiệc nhưng lúc đó ông chưa biết nhiều về phong tục địa phương và cũng không giỏi giao tiếp, cuối cùng chỉ ngồi trong góc uống rượu suốt cả buổi. 

Khi gặp lại nhau vào ngày hôm sau, người hàng xóm vỗ vai ông và nói: "Này anh bạn, sao tối qua anh buồn thế? Trông anh như đang suy tư chuyện gì đó." Mark Twain chỉ cười, trong thâm tâm ông biết bữa tiệc tối qua không thuộc về mình, ông chỉ hòa vào đám đông chứ chưa bao giờ thực sự tham gia vào đó.

Đôi khi, những bữa tiệc do những người bạn mà bạn ít thân thiết mời đến vốn không thuộc về bạn. Hoặc là do họ chưa hiểu rõ về bạn, đưa bạn vào một môi trường mà bạn chưa quen, khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Trong tình huống này, nếu không muốn làm đối phương thất vọng, tốt nhất bạn chỉ nên đáp lại lịch sự và không tham gia vào bữa tiệc, vừa lịch sự vừa tránh được sự gượng gạo.

Sau tuổi 40, người khôn ngoan tránh xa những bữa tiệc kiểu này: Vừa tốn thời gian, vừa bị biến thành ‘tài nguyên’ cho những kẻ nịnh nọt ‘khai thác’ - Ảnh 3.

03

Gặp một bữa tiệc ở nơi xa

Tình cảm dù ngàn vàng cũng không quý bằng sức khỏe

Sau khi nghỉ hưu, mặc dù không có ràng buộc về công việc và thời gian, nhưng ở tuổi già, xét đến điều kiện sống và thể chất thực tế, có thể không còn phù hợp cho việc di chuyển đường dài.

Việc di chuyển dù có thuận tiện đến đâu thì chặng đường dài chắc chắn sẽ dẫn đến những rắc rối.

Bản thân việc đi dự tiệc khác với việc đi du lịch một cách thoải mái chậm rãi, việc vội vã đến một thành phố xa lạ và thưởng thức những món ăn hoàn toàn khác là điều bình thường, không quen với môi trường địa phương và tái phát bệnh cũ là điều bình thường.

Vào năm Càn Long thứ 60, Hoàng đế Càn Long tổ chức yến tiệc chiêu đãi hàng nghìn người già nhằm cho thấy lòng nhân ái của mình, tuyên bố rằng những người trên 70 tuổi ở khắp nơi, bất kể quan chức hay dân thường, đều có thể đến kinh đô để tham gia bữa tiệc.

Vào thời cổ đại, quyền lực của vua giống như bầu trời và mọi người đều tôn trọng nó.

Theo tiền lệ của triều đại trước, người tham gia không chỉ được ăn uống mà còn được phong tước và có thưởng.

Nhưng đây đều là những người già trên 70 tuổi, có người đi đường dài phải ngồi xe ngựa gập ghềnh, rất vất vả.

Sau khi đến kinh thành, để tôn vinh hoàng đế, người ta ăn và liên tục nâng cốc, không ai dám từ chối ân điển của Thiên tử.

Làm sao những người già vốn đã có một hệ tiêu hóa yếu lại vẫn có thể khỏe mạnh sau một chuyến hành trình dài như vậy?

Thời xưa điều kiện rất khó khăn, nhưng ngay cả ngày nay, tàu cao tốc và máy bay đòi hỏi mọi người phải ngồi hàng giờ liền và những rủi ro tiềm ẩn khi để người già đi một mình là không thể tránh khỏi.

Sau khi đến nơi, người từ xa đến đương nhiên sẽ được chủ nhà chiêu đãi nồng nhiệt, tuy nhiên, việc nâng cốc có lẽ là điều khó tránh khỏi, thói quen sinh hoạt đột ngột bị gián đoạn cũng sẽ khiến cơ thể suy nhược trở nên trầm trọng hơn.

Ngày nay, công nghệ đã phát triển, bạn có thể gửi một phong bao lì xì màu đỏ làm quà, gọi điện video để bày tỏ lời chúc phúc, điều này sẽ không làm chạnh lòng những người bạn cũ ở nơi khác, và cũng không làm tổn hại đến cơ thể của chính bạn.

Có người từng nói: "Điều kiện đầu tiên để có được hạnh phúc là sức khỏe".

Sau khi nghỉ hưu, điều quan trọng nhất cần làm để giảm bớt gánh nặng cuộc sống là chăm sóc cơ thể thật tốt.

Một người bạn thực sự sẽ không muốn làm tổn hại sức khỏe của bạn bằng cách ép bạn phải đi xa để dự tiệc và uống rượu.

Trong trường hợp này, bạn có thể tặng thêm cho bạn mình một vài món quà để bù đắp sự tiếc nuối vì không thể tham dự bữa tiệc, đồng thời vẫn giữ liên lạc với nhau.

Trong nhiều trường hợp, lịch sự đáp lại là đủ.

Sau khi nghỉ hưu hãy yêu bản thân, ưu tiên bản thân nhiều hơn.

Hãy tận hưởng cuộc sống, cảm nhận thế giới một cách nghiêm túc và cẩn trọng.

Mong rằng tất cả chúng ta đều học được cách chăm sóc thật tốt cho cơ thể của mình và sống một cuộc sống tràn đầy sức sống ở nửa sau của cuộc đời.

Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên