Sau tuyến Metro số 1, TP.HCM chốt khởi công Metro số 2 hơn 2 tỷ USD, đi qua 6 quận, dài 11km ngay trong năm nay
Theo đó, TP.HCM chốt khởi công tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) dài hơn 11km đi qua 6 quận
- 27-03-2025Việt Nam - Trung Quốc sắp có 3 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực chiến lược trăm tỷ USD, về nội dung gì?
- 27-03-2025Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho người lao động
- 27-03-2025Sở hữu điểm nghỉ dưỡng "đẹp nhất thế giới", thành phố biển dự kiến sáp nhập chỉ còn 2 phường
Ngày 26/3, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch triển khai đầu tư 355km metro trong vòng 10 năm, thực hiện theo Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong đó, thành phố đặt mục tiêu sớm hoàn tất thủ tục để khởi công tuyến Metro số 2. Theo kế hoạch, đến tháng 6/2025, công tác khảo sát, lập thiết kế tổng thể (FEED) và hồ sơ nghiên cứu khả thi sẽ hoàn thành.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ được thẩm định vào tháng 8/2025 và trình UBND TP.HCM phê duyệt vào tháng 9/2025.
Việc lựa chọn nhà thầu thi công sẽ diễn ra vào tháng 10/2025, trước khi chính thức phát lệnh khởi công vào tháng 12/2025.
Đồng thời, 6 tuyến đường sắt đô thị còn lại cũng sẽ tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; lập, thẩm định, phê duyệt dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Sau đó, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng để triển khai thi công; rà soát, bổ sung quy hoạch điện, đảm bảo nhu cầu sử dụng điện cho các dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD. TP.HCM sẽ tổ chức lựa chọn nhà thầu và khởi công công trình, triển khai thi công và hoàn thành.
Dự án Metro số 1 có thời gian xây dựng khoảng 4,5 năm, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2023 và đưa vào khai thác vào cuối năm 2030.
Về tổ chức thực hiện, các sở, ngành, đơn vị trực thuộc UBND TP và chính quyền các địa phương có dự án đi qua sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự để triển khai kế hoạch với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Các đơn vị liên quan phải chủ động xây dựng kế hoạch triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của mình để đảm bảo tiến độ và hiệu quả thực hiện.
Phối cảnh Metro số 2 đoạn đi ngầm qua công viên Lê Thị Riêng (Quận 10, TPHCM). Ảnh: MAUR
Sở GTCC TP.HCM được giao xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phục vụ phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị thành phố giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Tư pháp được giao chủ trì, hướng dẫn các sở, ngành trong việc xây dựng các nghị định, nghị quyết của Chính phủ và HĐND TP để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 188/2025/QH15.
UBND TP phân công các Thường trực UBND theo lĩnh vực phụ trách bám sát kế hoạch, chỉ đạo đảm bảo tiến độ và chất lượng các nội dung đề ra, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện TP Thủ Đức chịu trách nhiệm tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch này. Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh, các cơ quan liên quan chủ động phối hợp với Sở Giao thông Công chánh để tổng hợp, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định, đảm bảo không bị ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Nghị quyết số 188/2025/QH15.
Theo đề án, TP.HCM cần huy động khoảng 40,2 tỷ USD (209.500 tỉ đồng cho TP.HCM - khoảng 8,38 tỉ USD) để đầu tư 355km trong 10 năm. Để làm được điều này, Nghị quyết 188 của Quốc hội cũng đã có cơ chế giúp TP.HCM có thể huy động mọi nguồn lực, bao gồm vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn thu từ phát triển đô thị theo mô hình TOD, phát hành trái phiếu.
Để đạt mục tiêu này, trung bình mỗi năm dự án phải giải ngân khoảng 4 tỷ USD. UBND TP.HCM đã yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM tổ chức lại mô hình quản lý đầu tư ngay trong năm 2025, đảm bảo phù hợp với không gian phát triển của thành phố.
Trên cơ sở nội dung kế hoạch đề ra, các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư, đơn vị trực thuộc UBND TP và các địa phương nơi có dự án tuyến đường sắt đô thị đi qua chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự để triển khai thực hiện kế hoạch trên tinh thần trách nhiệm cao nhất; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện theo phạm vi, chức năng, mục tiêu, yêu cầu để khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp.
Định kỳ hàng quý (trước ngày 15) và hằng năm (trước ngày 15.11), báo cáo UBND TP.HCM kết quả thực hiện thông qua Sở GTCC, tổ chức sơ kết sau 2 năm thực hiện Nghị quyết vào quý 3.2026.
Metro số 2 được phê duyệt vào năm 2010 với tổng mức kinh phí ban đầu 1,3 tỷ USD (khoảng 26.000 tỷ đồng). Tuyến có chiều dài hơn 11km, chạy qua 6 quận: 1,3,10,12, Tân Bình, Tân Phú.
Đến năm 2019, tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên hơn 2 tỷ USD (tương đương 47.900 tỷ đồng), trong đó vốn vay ODA chiếm phần lớn, khoảng 37.487 tỷ đồng, từ ba nhà tài trợ chính: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
An Ninh Tiền Tệ