MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc

26-05-2024 - 18:02 PM | Thị trường

Trung Quốc đang tạo ra xu hướng trên thị trường vàng, bạc và đồng.

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 1.

Trung Quốc hiện đang bán trái phiếu kho bạc Mỹ đồng thời tích cực mua kim loại nguyên liệu để dự trữ. Có thể nói, cơn sốt vàng hiện nay ở Trung Quốc đi kèm với cơn sốt đồng và bạc.

Giá VÀNG đã phá vỡ mọi kỷ lục trong lịch sử vào tuần trước. Trung Quốc vẫn là động lực chính của cơn sốt vàng lần này. Khối lượng giao dịch trên Sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) bùng nổ trong những ngày gần đây:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 2.

Khối lượng giao dịch vàng trên Sàn Thượng Hải.

Hiện tượng bùng nổ gây sốt này hiện nay phần lớn đi kèm với số lượng kỷ lục các vị thế mua mở trên thị trường giao dịch hợp đồng kỳ hạn tương lai:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 3.

Số lượng hợp đồng mua mở trên sàn Thượng Hải (ĐVT: nghìn hợp đồng).

Lý do đằng sau hiện tượng người Trung Quốc gia tăng quan tâm đến vàng là gì?

Vàng trở thành tài sản được người Trung Quốc lựa chọn kể từ khi thị trường chứng khoán hoạt động kém hiệu quả và thị trường bất động sản sụt giảm.

Trên thực tế, trong những tuần gần đây, sự sụt giảm của thị trường bất động sản Trung Quốc đã tăng tốc:

Lần giảm giá bất động sản đầu tiên trùng với thời điểm bắt đầu cơn sốt vàng ở Trung Quốc.

Sự gia tăng của cơn sốt vàng này cũng trùng hợp với sự gia tăng tốc độ suy thoái của thị trường bất động sản. Giá bất động sản hiện đã giảm -6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, một con số chưa từng có trong lịch sử kinh tế Trung Quốc đương đại:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 4.

Giá nhà đã qua sử dụng ở Trung Quốc tháng 4/2024 giảm mạnh nhất từ trước tới nay và giảm ở toàn bộ 70 thành phố được khảo sát.

Tầm quan trọng của liĩnh vực bất động sản và quy mô nợ nần trong lĩnh vực này đã làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp ồ ạt của cơ quan tiền tệ Trung Quốc. Hành động như vậy sẽ có tác động rõ rệt đến giá trị của đồng nhân dân tệ.

Cơn sốt vàng có phải là tín hiệu đồng tiền sắp mất giá?

Dù sao đi nữa, cơn sốt vàng hiện nay đi kèm với cơn sốt kim loại khác.

Giá ĐỒNG tuần qua cũng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới. Điều này xảy ra vào thời điểm thị trường bất động sản Trung Quốc chậm lại dự kiến sẽ gây áp lực giảm giá đối với kim loại đỏ, vốn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp.

Trên thực tế, dự trữ đồng ở Trung Quốc hiện cao hơn nhiều so với mức dự kiến, và các nhà phân tích xem xét kỹ lưỡng tình trạng hàng tồn kho, qua đó nhận định triển vọng ngắn hạn là đồng sẽ giảm giá.

Ở mức giá như hiện nay và với mức tồn kho nhất định, sẽ là hợp lý nếu dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu đồng với khối lượng lớn:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 5.

Tồn kho đồng của Trung Quốc hiện đang ở mức rất cao.

Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, việc tồn kho đồng tăng cao do lĩnh vực bất động sản sụt giảm hiện đang trái ngược với một thực tế mới: Trung Quốc đang xây dựng nguồn dự trữ nguyên liệu thô.

Trung Quốc dự trữ nhiều đồng như vậy để làm gì?

Bằng cách tích lũy kim loại, Trung Quốc loại bỏ lượng tồn trữ hàng thực (phisical) ra khỏi thị trường.

Việc tìm kiếm nguồn cung cấp đồng đang trở nên đặc biệt phức tạp, đặc biệt là ở các nước phương Tây.

Sự khác biệt đáng kể giữa giá giao dịch tại Sàn New York (COMEX) và giá trên Sàn giao dịch kim loại London đã làm rung chuyển thị trường đồng toàn cầu, dẫn đến nguồn cung cấp sang Mỹ tăng vọt. Sự mất kết nối giữa giá trên giấy tờ (hợp đồng kỳ hạn tương lai) và giá hàng thực đang tho thấy rõ những khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng kim loại hàng thực.

Sự khan hiếm nguồn cung hàng thực là dấu hiệu của tinìh trang thiếu hụt nguồn cung và là nguyên nhân khiến cho giá đồng tăng vọt như những ngày qua:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 6.

Chênh lệch giá đồng tại COMEX so với giá tại LME (mức cộng) đang cao kỷ lục.

Sự mất kết nối giữa thị trường hàng trên giấy tờ và thị trường hàng thực có thể buộc các nhà sản xuất phải ký kết các thỏa thuận giao dịch phi tập trung ( over-the-counter – OTC) với các nhà sản xuất. Đối với đồng, chúng ta dường như đã bước vào một môi trường mới (về nguồn cung).

Áp lực này đối với đồng cũng được phản ánh qua thực tế là chi phí tinh luyện cô đặc đồng hiện ở mức âm, lần đầu tiên trong lịch sử. Nói cách khác, các nhà tinh chế sẵn sàng trả tiền cho các nhà cung cấp của họ để tiếp tục nhận được quặng đồng. Ngày càng có ít quặng đồng cung cấp cho thị trường tinh luyện, nơi mà sự cạnh tranh ngày càng gia tăng.

Một kim loại khác cũng có bước nhảy vọt mạnh mẽ trong tài tuần qua, đó là BẠC.

Giá bạc niêm yết tại sàn Thượng Hải tiếp tục phá kỷ lục, trong khi chênh lệch giá giữa thị trường Trung Quốc và thị trường London cũng ở mức cao lịch sử:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 7.

Giá bạc trên sàn LBME và giá trên sàn SHFE.

Khối lượng giao dịch hợp đồng bạc trên Sàn SHFE cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Dòng hợp đồng mua vào mạnh mẽ thậm chí còn buộc chính phủ Trung Quốc phải tăng mức ký quỹ để giảm thiểu hoạt động đầu cơ:

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 8.

Thông tin về giao dịch bạc trên sàn SHFE.

Và cơn sốt vàng của Trung Quốc đang biến thành cơn sốt bạc!

Hiện tượng này cho đến nay chưa thấy ở các nước phương Tây.

Về mặt danh nghĩa, giá bạc đã trở lại mức đã thấy cách đây 11 năm, nhưng trên thực tế, vẫn còn một chặng đường dài mới đạt được mức đỉnh đạt được vào năm 2020, tương đương mức giá 34,45 USD/ounce. ở thời điểm hiện tại.

Sau vàng, người Trung Quốc đổ xô vào đồng và bạc- Ảnh 9.

Giá bạc đã điều chỉnh theo lạm phát.

Nhìn lại thời kỳ đỉnh cao năm 1980, chúng ta có thể thấy rằng, trên thực tế, bạc vẫn còn một chặng đường dài so với giá trị của nó vào thời điểm đó. Trên thực tế, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, giá bạc đã giảm đáng kể trong 45 năm qua. Tỷ lệ bạc/lạm phát hiện đang cố gắng vượt qua ranh giới phân định giữa tăng và giảm.

Việc giá bạc gia tăng liên tục là thực tế tho thấy kim loại này đang thoát ra khỏi xu hướng giảm giá. Đây là tín hiệu được nhiều nhà đầu tư chờ đợi để họ quay trở lại với các công ty khai thác mỏ.

Ở Trung Quốc, cơn sốt vàng hiện nay đi kèm với cơn sốt đồng và bạc.

Cuộc đổ xô vào kim loại hữu hình (giao dịch trệ giáy tờ) diễn ra vào thời điểm Trung Quốc đang đẩy mạnh việc bán trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Trung Quốc đã giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ trong ba tháng liên tiếp, thanh lý tổng cộng 76 tỷ USD. Dự trữ của Trung Quốc hiện ở mức 767,4 tỷ USD, trở lại mức tương tự như năm 2009.

Tham khảo: Goldbroker


Theo Vân Chi

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên