Savimex hồi sinh sau 3 năm hiện diện của đối tác Hàn Quốc, cổ phiếu tăng giá gấp đôi chỉ trong hơn 1 tháng
Đối với Savimex, thị trường xuất khẩu chủ đạo của doanh nghiệp này là Mỹ - EU, Nhật Bản, Hàn Quốc với doanh thu 2016 lần lượt là 10,72 triệu USD (tăng 15%), Nhật Bản 6,55 triệu USD (giảm 4%) và Hàn Quốc 3,05 triệu USD (tăng 39%).
- 11-03-2015Savimex: Thay Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT, điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch 2015
- 06-02-2015SAV: Lỗ hơn 20 tỷ do trích lập dự phòng nợ khó đòi và chi phí tăng cao
- 25-04-2014Savimex “thay máu” cổ đông?
Savimex (SAV) được thành lập từ năm 1985 với hoạt động chính là xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Kể từ thời điểm lên sàn vào năm 2002, Savimex thường xuyên kinh doanh có lãi cho đến giai đoạn 2013 – 2015. Khi đó, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ của một số cường quốc sụt giảm bởi khó khăn kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Savimex. Ngoài ra, việc tràn lan đầu tư bất động sản hay hoạt động sản xuất không hiệu quả cũng ảnh hưởng tiêu cực tới KQKD của công ty.
Trong bối cảnh gặp muôn vàn khó khăn, năm 2014, E.Land – một đối tác đến từ Hàn Quốc đã bất ngờ trở thành cổ đông chiến lược và tham gia hoạt động cơ cấu Savimex. Do xử lý một số vấn đề tồn đọng của giai đoạn trước nên KQKD trong 2 năm 2014 – 2015 của Savimex đều thua lỗ. Đến năm 2016 vừa qua, Savimex đã có lãi trở lại, dù chưa lớn nhưng bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực.
Savimex đã có lãi trở lại sau 2 năm tham gia cơ cấu của E.Land
Các năm trước đây Savimex có thực hiện chuyển nhượng một số dự án BĐS, nhưng kể từ năm 2016, công ty bắt đầu tập trung vào hoạt động cốt lõi là sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Các sản phẩm của Savimex hiện tại là nội thất khách sạn, bàn kệ học sinh, đồ nội thất gia dụng, tủ bếp, doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 90% tổng doanh thu, còn lại 10% bán nội địa. Tại ĐHCĐ tới đây, Savimex sẽ hoàn tất việc nới room cho khối ngoại lên 100%.
Đẩy mạnh xuất khẩu sang Hàn Quốc, Mỹ nhờ sự hỗ trợ của E.land và chính sách D.Trump
Tại Việt Nam, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 6,97 tỷ USD, tăng 1,13% so với năm trước và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
2 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng 14% so với cùng kỳ lên 1,07 tỷ USD đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh của ngành này. Trong đó xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ 414 triệu USD (tăng 12%), sang Trung Quốc 162 triệu USD (tăng 65%), sang Nhật Bản 146 triệu USD (giảm 0,6%).
Kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng mạnh trong những năm gần đây
Đối với Savimex, thị trường xuất khẩu chủ đạo của doanh nghiệp này là Mỹ - EU, Nhật Bản, Hàn Quốc với doanh thu 2016 lần lượt là 10,72 triệu USD (tăng 15%), Nhật Bản 6,55 triệu USD (giảm 4%) và Hàn Quốc 3,05 triệu USD (tăng 39%).
Theo CTCK BSC, Savimex sẽ tiếp tục phát triển thị thị trường Hàn Quốc do có công ty mẹ E.land tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt Savimex sẽ đẩy mạnh thị trường Mỹ ở cả phân khúc nội thất khách sạn và bán lẻ do tiềm năng thị trường lớn và Mỹ là nơi có biên lợi nhuận tốt nhất trong số các thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, Savimex sẽ đẩy mạnh mảng bán lẻ nội thất tại thị trường Mỹ thông qua các đối tác thay vì chỉ tập trung vào nội thất khách sạn.
Dự báo của BSC cho biết nhu cầu tiêu thụ gỗ tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng cao trong ít nhất 2 – 3 năm tới khi các chỉ số tỷ lệ thất nghiệp đang suy giảm cũng như số nhà riêng bắt đầu gia tăng và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Savimex.
Cụ thể, BSC dự báo tăng trưởng cho thị trường Mỹ sẽ đạt 20% năm 2017, 25% năm 2018 do số công trình hoàn thiện tại Mỹ tăng lên và Savimex ký được nhiều đơn hàng hơn. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần qua các năm và về 5% vào năm 2021 do lo ngại về rủi ro kinh tế Mỹ. Sản lượng xuất khẩu đi Nhật Bản sẽ không có tăng trưởng và giữ nguyên như mức hiện tại. Thị trường Hàn Quốc với đầu ra được hỗ trợ bởi E.land dự báo tăng trưởng 5% mỗi năm.
Cũng theo BSC, ngành gỗ Việt Nam nói chung và Savimex nói riêng sẽ được hưởng lợi từ chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Mỹ D.Trump. Hiện tại, gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đi EU và Mỹ bị tính thuế từ 0 – 4%, trong khi đó Tổng thống Trump đang đệ trình mức thuế 45% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (mức thuế trung bình hiện tại là khoảng 3%), cùng với đó giá nhân công rẻ cũng sẽ là động lực tốt cho việc chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang phía Việt Nam.
Với những kỳ vọng lớn từ hoạt động cơ cấu của E.land cũng như triển vọng từ các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, cổ phiếu SAV hiện đã tăng gấp đôi so với hồi giữa tháng 2/2017 lên 12.000 đồng.
Cổ phiếu SAV tăng gấp đôi chỉ trong thời gian ngắn
Trí Thức Trẻ